Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 123 - 124)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp

Các nhóm biện pháp quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho HV tại Trung tâm BDCT huyện An Lão, tỉnh Bình Định mà chúng tôi đề xuất có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong tổ chức và hoạt động của Trung tâm. Tuy nhiên, mỗi nhóm các biện pháp có vị trí, vai trò riêng.

Nhóm biện pháp 1: Tác động nâng cao nhận thức của đội ngũ CBLĐ- QL, GV và HV của Trung tâm BDCT huyện An Lão về việc nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý LLCT cho HV mà cụ thể là nâng cao chất lượng dạy học, đóng vai trò nền tảng, cơ sở. Bởi vì, từ nhận thức đúng đắn vấn đề sẽ đưa đến hành động đúng, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đây là nhóm biện pháp có vai trò chi phối, quyết định đến các nhóm biện pháp khác.

Nhóm biện pháp 2: Xây dựng, củng cố, kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ GV của Trung tâm BDCT huyện An Lão đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng sẽ là điều kiện để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học chính trị. GV là chủ thể của hoạt động dạy, tham gia trực tiếp và có vai trò quyết định đến hiệu quả dạy học; vì vậy, nhóm biện pháp này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các biện pháp khác.

Nhóm biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của GV có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các biện pháp khác; bởi vì GV là người tổ chức, chỉ đạo trong quá trình dạy học. Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV được thực hiện nghiêm thúc, khách quan, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể là điều kiện để tạo ra chất lượng dạy học tốt. Chất lượng quản lý hoạt động dạy của GV ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý hoạt động học của HV và tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện.

113

Nhóm biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của HV có vai trò quyết định đến chất lượng dạy học; bởi vì HV là chủ thể chủ động và tích cực trong quá trình học tập, là đối tượng nhận tác động trực tiếp từ hoạt động dạy của GV và hoạt động quản lý của cán bộ, nhân viên của Trung tâm BDCT huyện. Hoạt động dạy học của Trung tâm chỉ đạt được hiệu quả cao khi HV có tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc, đúng đắn, chấp hành tốt nội quy, quy chế học tập, có ý thức tự giác cao trong việc tự học, tự nghiên cứu để trau dồi kiến thức của bản thân.

Nhóm biện pháp 5: Tổ chức các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng LLCT ở Trung tâm BDCT huyện An Lão là nhóm các biện pháp tạo ra điều kiện thuận lợi để các nhóm biện pháp khác có thể tiến hành đạt hiệu quả. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học là một yêu cầu tất yếu. Việc quản lý tốt các điều kiện hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở Trung tâm sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, nhóm các biện pháp này có tác động quan trọng đến hiệu quả của các nhóm biện pháp khác.

Như vậy, các nhóm biện pháp quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm BDCT huyện nêu trên luôn được đặt trong mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, khi tổ chức thực hiện phải tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng và có sự phối hợp chặt chẽ. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhóm biện pháp nêu trên sẽ tạo ra tác động mạnh mạnh mẽ, toàn diện lên hoạt động đào tạo, bồi dưỡng LLCT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của Trung tâm BDCT huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)