Cơ sở đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 95 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng LLCT tại Trung tâm BDCT huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Việc xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho HV trên địa bàn nghiên cứu được đề xuất dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tư tưởng nói chung, công tác giáo dục LLCT nói riêng, định hướng phát triển của địa phương trong thời gian tới và thực tiễn công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng LLCT ở Trung tâm BDCT huyện An Lão trong thời gian qua.

3.1.1.1. Căn cứ vào quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định, giáo dục LLCT là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, góp phần xây dựng, bồi đắp nền tảng tinh thần của xã hội. Sinh thời, Hồ Chí Minh cũng đặc biệt coi trọng giáo dục LLCT. Bởi vì, nếu chỉ học văn hoá, kỹ thuật, chuyên môn mà không có lý luận thì như “người nhắm mắt mà đi”. Theo Người, giáo dục lý luận là nền tảng, trên cơ sở đó nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn. Học tập lý luận không phải là để thuộc làu sách Mác - Lênin, không phải học một

85

cách giáo điều mà là học cái tinh thần xử trí đối với mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình. Đảng ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về giáo dục LLCT. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục LLCT, tạo sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân”. Văn kiện đại hội XII tiếp tục xác định: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước... Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục LLCT, giáo dục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc HTGD quốc dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải học tập, nâng cao trình độ LLCT” [10, tr. 201].

3.1.1.2. Định hướng về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên của huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân huyện An Lão, tỉnh Bình Định đang đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh thì công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT có vai trò hết sức quan trọng. Mục tiêu của công tác này là làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong huyện hiểu rõ, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước.

Những quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, yêu cầu nhiệm vụ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT trong thời kỳ mới, những diễn biến phức tạp trên mặt trận tư tưởng, thực trạng công tác quản lý hoạt động đào

86

tạo, bồi dưỡng LLCT cho HV là cơ sở để chúng tôi xây dựng các nhóm biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học ở Trung tâm BDCT huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)