8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3.1. Vai trò của hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở
GDTC là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người”.
GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với HS với nguyên tắc sư phạm. GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục
lao động.
GDTC là một lĩnh vực TDTT xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố, tăng cường sức khỏe, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”
GDTC giữ vai trò quan trọng trong mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục THCS: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Điều 23 luật Giáo dục). Mục tiêu giáo dục đào tạo liên quan đến sức khỏe của thế hệ trẻ Việt Nam. Mục tiêu của giáo dục đào tạo của chúng ta là: Mục tiêu tạo nguồn nhân lực càng cần có sức khỏe tốt. Nhân lực của chúng ta cơ bản là dùng cơ bắp chứ chưa dùng nhiều trí não. Với lao động cơ bắp chứ chưa dùng nhiều trí não, với lao động cơ bắp, người lao động cũng còn bị hạn chế. Thể lực của trẻ em Việt Nam rất thấp. Ba chỉ tiêu: Độ nhanh, độ bền, độ mạnh của thiếu niên Việt Nam vào loại thấp nhất so với các nước trong khu vực.
Tác dụng của GDTC và các hình thức sử dụng TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.
1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở
và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khỏe; kiến thức và kỹ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hòa đồng với mọi người.
Nội dung chủ yếu của môn GDTC là rèn luyện kỹ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng và phong phú. Nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đối với HS THCS, môn GDTC giúp HS tiếp tục củng cố và phát triển các kỹ năng chăm sóc sức khỏe, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hòa đồng và trách nhiệm; ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động TDTT; bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, môn GDTC được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức khỏe và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng thời tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp.
Nội dung của GDTC được xác định trên cơ sở phân tích tác dụng của các nhân tố hàng ngày ảnh hưởng đến cơ thể HS. Người ta xếp 4 nhân tố chính: Vệ sinh, TDTT, các chế độ sinh hoạt (học tập, lao động, nghỉ ngơi, vui chơi) và dinh dưỡng. Nhà trường làm tốt công tác vệ sinh nghĩa là giáo dục cho học sinh có tình cảm, ý thức, hiểu biết vệ sinh tối thiểu như: Vệ sinh thân
thể, vệ sinh đồ dùng cá nhân, vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh học tập, vệ sinh lao động, vệ sinh rèn luyện, vệ sinh tinh thần, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch. Cần giáo dục liên tục gắn với thực tế, xây dựng thành thói quen và nếp sống. Tạo điều kiện cho HS học tập và lao động hợp vệ sinh. Trường lớp đúng quy cách, đủ ánh sáng, thông khí tốt, mát về mùa hè, ấm về mùa đông, bàn ghế vừa tầm có, công trình nước sạch, nhà vệ sinh đúng quy cách. Có sân chơi bãi tập, môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. Nhà trường phải là đơn vị tiên tiến trong phong trào tiêm chủng, dập tắt sớm các dịch bệnh lan vào trường, chữa bệnh sớm cho HS, tuyên truyền vệ sinh trong phụ huynh HS. Ngăn ngừa các tệ nạn nghiện hút, xâm nhập vào nhà trường.
Nhà trường tổ chức sinh hoạt hợp lý cho HS có nghĩa là: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy chế giảng dạy và học tập về khối lượng, nội dung chương trình về thời gian quy định cho tiết học, buổi học, tuần học, học kỳ, năm học; Luôn luôn cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập giúp cho HS học tập một cách tự giác, dễ hiểu, nhớ lâu.
Tổ chức cho HS lao động vừa sức: Hình thái hợp lý, dụng cụ nhỏ nhẹ, cường độ thích hợp, an toàn tuyệt đối.
Trả đủ thời gian nghỉ thực tế cho HS (khi nghỉ chuyển tiết, nghỉ ra chơi, ngày chủ nhật...), tôn trọng thời gian ngủ.
Hướng dẫn HS vui chơi giải trí lành mạnh và thoải mái ở trong và ngoài trường bằng nhiều hình thức, trong vui chơi có học tập, song chủ yếu để giải trừ mệt mỏi, gây hưng phấn thần kinh.
HS là những người tuyên truyền vận động gia đình cải tạo môi trường không khí, nước sạch, xây dựng các công trình vệ sinh khoa học trong điều kiện có thể có được. Biết tự bảo vệ sức khỏe cá nhân, đề phòng các bệnh thông thường.
huynh lo việc này là chính, nhà trường thông qua chức năng của mình để giáo dục học sinh ăn uống sạch sẽ, hợp lý nhằm giúp các em triệt để tận dụng dinh dưỡng, không mắc bệnh vì thiếu vệ sinh.
Chống ý nghĩ cho rằng dinh dưỡng thiếu, không tập được thể dục. Thực tế đã chứng minh tập thể dục trong hoàn cảnh nào cũng có lợi, miễn là tập luyện vừa sức, môn tập thích hợp, tập ở mọi nơi không khí trong lành, tập theo đúng phương pháp khoa học.
Nhà trường làm tốt công tác TDTT nghĩa là: Nghiêm túc giảng dạy TDTT theo một chương trình hệ thống, liên tục các năm học, gồm các môn đội hình đội ngũ, trò chơi vận động, thể dục tay không, thể dục có dụng cụ đơn giản, điền kinh, bơi lội. Học chính khóa phải có rèn luyện ở nhà như bất cứ bộ môn học văn hóa nào khác.
Hướng dẫn HS rèn luyện ngoài giờ bằng nhiều cách: Thể dục buổi sáng, thể dục trước giờ học, thể dục giữa giờ, thể dục một phút, tham quan du lịch, hành quân cắm trại, các môn bóng,...Mở rộng thi đấu để kiểm tra kết quả rèn luyện thân thể, dần dần tiêu chuẩn rèn luyện thân thể sẽ được áp dụng để làm chỉ tiêu đánh giá sức khỏe của HS.