Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 108 - 110)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau trong xu thế vận động và phát triển, biện pháp này là cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện các biện pháp kia và ngược lại. Vì vậy, không thể thực hiện đơn điệu một hoặc vài biện pháp mà phải thực hiện đồng thời mới thu được kết quả tốt. Trong từng điều kiện, thời điểm và hoàn cảnh cụ thể, mỗi biện pháp được sử dụng với những tính chất và mức độ khác nhau; có thể biện pháp này mang tính cấp thiết, biện pháp kia mang tính cơ bản, có tính bao trùm xuyên suốt,... các nhà quản lý cần nghiên cứu, cân nhắc để tổ chức thực hiện ở đơn vị mình cho đồng bộ, phù hợp và đúng định hướng, mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục nói chung và công tác GDTC nói riêng.

Để xác định toàn diện mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất, đề tài đã tiến hành xem xét từ các góc độ sau:

- Tính mục đích của biện pháp.

- Tính năng và tác dụng của biện pháp. - Phương pháp tiến hành của các biện pháp. - Điều kiện thực hiện của biện pháp.

Từ góc độ mục đích của biện pháp ta nhận thấy các biện pháp đề xuất đều có mục đích chung là góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả GDTC cho HS các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Bởi vậy ta có thể thấy mối quan hệ thống nhất về mục đích của các biện pháp.

giữa các biện pháp có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau. Nếu thực hiện tốt biện pháp về nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và HS, sẽ có thể thực hiện chương trình dạy GDTC tốt hơn, kết quả học tập tốt hơn, bảo vệ CSVC tốt hơn, phong trào thi đua rèn luyện sôi nổi hơn. Hoặc nếu ta đổi mới các hình thức tổ chức HĐ GDTC và đổi mới công tác giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả GDTC sẽ có thể làm cho học sinh phấn khích trong học tập, từ đó tham gia tích cực vào các hoạt động TDTT do nhà trường và các cấp tổ chức. Cũng từ góc độ tính năng tác dụng của các biện pháp đề xuất ta còn thấy giữa chúng có quan hệ dựa vào nhau, phối hợp chặt chẽ với nhau, liên kết với nhau để có thể phát huy hiệu quả quản lý tốt hơn. Muốn đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐ GDTC cho HS trong nhà trường THCS thì đòi hỏi người thầy phải nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời phải có các CSVC sân bãi, dụng cụ làm tiền đề cho việc thực hiện. Song hiệu quả dạy học sẽ làm nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng sân bãi, dụng cụ...

Xét từ góc độ phương pháp tiến hành các biện pháp ta có thể thấy giữa các biện pháp có mối quan hệ liên kết, hợp tác để tạo ra công năng tổng thể cho công tác quản lý. Hiệu quả của các biện pháp sẽ không diễn ra theo cấp số cộng, nghĩa là hiệu quả quản lý khi triển khai 6 biện pháp đề xuất sẽ không phải là tổng của hiệu quả từng biện pháp riêng lẻ tạo nên mà sẽ lớn hơn nhiều lần do tính cộng hưởng của các biện pháp. Đây chính là hiệu quả của hệ thống các biện pháp.

Tóm lại, mối quan hệ của các biện pháp đã đề xuất: Giữa các biện pháp có mối quan hệ thống nhất nhau về mục đích, tương hỗ thúc đẩy lẫn nhau, liên kết với nhau để tạo ra công năng tổng thể.

Các cấp quản lý giáo dục địa phương bám sát mục tiêu chương trình của Bộ GD&ĐT đã ban hành và kết hợp với các nhóm biện pháp để thực nhiệm vụ GDTC cho HS một cách khoa học hợp lý.

Thực hiện các chương trình mục tiêu trên, hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn và các GV dạy TDTT lên kế hoạch hoạt động cụ thể có phân công GV phụ trách hoạt động từng mảng.

Để hoạt động được tốt, nhà trường phải kết hợp với cán bộ TDTT, chuyên viên bộ môn của Phòng GD&ĐT, kế toán của trường có kế hoạch cụ thể về mặt chương trình hoạt động, các khoản chi phí cho các cuộc thi vừa phù hợp với thực tế nhà trường, vừa phù hợp với yêu cầu của ngành và động viên khuyến khích được GV, HS tham gia tích cực vào hoạt động có hiệu quả. Riêng tại nhà trường cùng với tiết chính khóa trong chương trình, các giờ ngoại khóa nhà trường đã cùng với nhóm GV phụ trách bố trí thời gian phù hợp với hoàn cảnh HS, phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi các em nhằm thu được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)