Thực trạng quản lý công tác tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 74)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.4.3. Thực trạng quản lý công tác tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn cho

đội ngũ giáo viên thể dục

Khảo sát ý kiến của CBQL và GV ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định về thực trạng quản lý công tác tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ GVTD. Kết quả thể hiện ở bảng 2.14:

Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng quản lý công tác tập huấn, bồi dƣỡng về chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thể dục

Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Thứ bậc Rất hiệu quả Hiệu quả Tƣơng đối hiệu quả Không hiệu quả Hoàn toàn không hiệu quả

1. Lập kế hoạch cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên GDTC

56,25 23,75 10,00 8,75 1,25 4,25 1

2.Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV GDTC

37,50 26,25 13,75 13,75 8,75 3,70 5

3. Chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng GV GDTC

38,75 28,75 21,25 7,50 3,75 3,91 2

4. Tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được tham gia hoạt động bồi dưỡng

36,25 28,75 22,50 10,00 2,50 3,86 3

5. Đảm bảo các điều kiện về chính sách để khuyến khích đội ngũ giáo viên tham gia hoạt động bồi dưỡng

35,00 26,25 23,75 10,00 5,00 3,76 4

Trung bình chung 3,90

Qua bảng số liệu khảo sát thực trạng quản lý công tác tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ GVTD ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cho thấy: Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho GVTD là việc làm rất cần thiết cho công tác GDTC trong nhà trường đã được các cấp quản lý giáo dục quan tâm với hiệu quả tương đối cao thể hiện ở điểm trung bình chung là 3,90.

Đa số CBQL các trường đã chủ động lập kế hoạch cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GV GDTC và quan tâm chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng giáo viên GDTC thể hiện điểm trung bình là 4,25 và 3,91 xếp với thứ bậc 1 và 2. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV GDTC còn hình thức, coi việc bồi dưỡng GV là việc làm thường xuyên chưa đảm bảo tính khoa học, hợp lý và linh hoạt nên hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu HĐ GDTC như hiện nay thể hiện điểm trung bình 3,70 xếp với thứ bậc 5/5.

Hầu hết các trường đã tạo điều kiện để đội ngũ GV được tham gia hoạt động bồi dưỡng nhưng việc đảm bảo các điều kiện về chính sách để khuyến khích đội ngũ GV tham gia hoạt động bồi dưỡng hiệu quả chưa cao thể hiện ở điểm trung bình là 3,86 xếp với thứ bậc là 4/5. Mặc dù điều kiện về chính sách cho công tác tập huấn, bồi dưỡng chưa đáp ứng để khuyến khích GV tham gia nhưng để đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho nghề nghiệp và công tác GDTC của bản thân cũng như thực hiện việc đổi mới căn bản giáo dục hiện nay nên hầu hết GV đã cố gắng thực hiện tốt công tác bồi dưỡng của mình. Năng lực của GV là yếu tố quan trọng góp phần quyết định hiệu quả HĐ GDTC cho HS. Do vậy việc quản lý tập huấn, bồi dưỡng GV HĐ GDTC là việc làm cấp thiết cần phải thực hiện.

2.4.4. Thực trạng quản lý việc huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở

Khảo sát ý kiến của CBQL và GV ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định về thực trạng quản lý việc huy động các lực lượng cùng tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở. Kết quả thể hiện ở bảng 2.15:

Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng quản lý việc huy động các lực lƣợng cùng tham gia vào HĐ GDTC cho HS THCS

Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Thứ bậc Rất hiệu quả Hiệu quả Tƣơng đối hiệu quả Không hiệu quả Hoàn toàn không hiệu quả Nội dung 1 75,00 15,00 10,00 0,00 0,00 4,65 1 Nội dung 2 12,50 38,75 36,25 10,00 2,50 3,49 3 Nội dung 3 11,25 31,25 40,00 12,50 5,00 3,31 4 Nội dung 4 21,25 31,25 31,25 12,50 3,75 3,54 2 Trung bình chung 3,75 Ghi chú:

1. Thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động GDTC.

2. Coi sự phối hợp là việc thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi thời điểm và quá trình giáo dục là quá trình lâu dài, không ngừng phát triển.

3. Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng môi trường giáo dục; mỗi môi trường giáo dục phải ý thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp mà không có thái độ trông chờ hay ỷ lại vào môi trường giáo dục khác.

4. Huy động sự hỗ trợ của các câu lạc bộ thể thao, các Trung tâm Văn hóa – Thể thao của địa phương.

Qua bảng số liệu khảo sát trạng quản lý việc huy động các lực lượng cùng tham gia vào HĐ GDTC cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cho thấy: Công tác quản lý việc huy động các lực lượng cùng tham gia vào HĐ GDTC cho HS đã được các nhà trường chú trọng quan tâm ở mức độ hiệu quả tương đối tốt thể hiện ở điểm trung bình chung là 3,75.

Nội dung thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội trong HĐ GDTC được

CBQL và GV đánh giá hiệu quả cao, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có một ý nghĩa đặc biệt vì đó là những môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, định hướng học tập, lựa chọn môn thể thao phù hợp với khả năng, sở trường HS phổ thông nói chung và HS THCS nói riêng thể hiện ở điểm trung bình là 4,65 xếp với thứ bậc 1/4.

Mặc khác nội dung xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng môi trường giáo dục; mỗi môi trường giáo dục phải ý thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp mà không có thái độ trông chờ hay ỷ lại vào môi trường giáo dục khác với điểm trung bình là 3,31 xếp với thứ bậc 4/4, các môi trường đã xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình nhưng chưa coi sự phối hợp là việc thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi thời điểm và quá trình giáo dục là quá trình lâu dài, không ngừng phát triển mà sự phối hợp chỉ diễn ra khi có việc tổ chức HĐ GDTC theo thời điểm cần CSVC, nhân lực để hỗ trợ cho các hoạt động nên công tác phối hợp chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay, các phường, xã trên địa bàn thành phố đều có trung tâm học tập cộng đồng, có các thiết chế văn hóa, thể thao nên các câu lạc bộ thể thao được thành lập ngày càng nhiều với quy mô hoạt động ngày càng phát triển nên việc huy động sự hỗ trợ của các câu lạc bộ thể thao, các Trung tâm Văn hóa – Thể thao của địa phương có phần hiệu quả thể hiện điểm trung bình 3,54 xếp với thứ bậc 2/4.

Như vậy để HĐ GDTC trong nhà trường ngày càng đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý việc huy động các lực lượng cùng tham gia là việc làm rất cấp thiết mà các nhà quản lý giáo dục cần phải giải quyết.

2.4.5. Thực trạng quản lý việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở

Khảo sát ý kiến của CBQL và GV ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định về thực trạng quản lý việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho HĐ GDTC cho HS THCS. Kết quả thể hiện ở bảng 2.16:

Bảng 2.16. Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng quản lý việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho HĐ GDTC cho HS THCS

Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Thứ bậc Rất hiệu quả Hiệu quả Tƣơng đối hiệu quả Không hiệu quả Hoàn toàn không hiệu quả Nội dung 1 58,75 36,25 5,00 0,00 0,00 4,54 1 Nội dung 2 38,75 25,00 36,25 0,00 0,00 4,03 5 Nội dung 3 26,25 31,25 30,00 12,50 0,00 3,71 6 Nội dung 4 43,75 40,00 16,25 0,00 0,00 4,28 4 Nội dung 5 45,00 41,25 13,75 0,00 0,00 4,31 3 Nội dung 6 56,25 37,50 6,25 0,00 0,00 4,50 2 Nội dung 7 12,50 31,25 30,00 21,25 5,00 3,25 8 Nội dung 8 25,00 31,25 31,25 12,50 0,00 3,69 7 Nội dung 9 3,75 12,50 31,25 40,00 12,50 2,55 9 Trung bình chung 3,87 Ghi chú:

1. Chất lượng giáo viên GDTC.

2. Khai thác sử dụng dụng cụ thể thao, sân bãi cho luyện tập. 3. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện chương trình GDTC. 4. Phân công giáo viên giảng dạy TDTT.

5. Kiểm tra việc thực hiện GDTC theo kế hoạch dạy học. 6. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao trong trường.

7. Phối hợp tổ chức cho HS tham gia các hoạt động thể thao ở địa phương. 8. Kiểm tra việc đánh giá kết quả GDTC.

9. Huy động kinh phí tổ chức các hoạt động GDTC

Qua bảng số liệu khảo sát thực trạng quản lý việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho HĐ GDTC cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cho thấy: Công tác quản lý việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho HĐ GDTC cho HS đã được các nhà trường quan tâm ở mức độ hiệu quả

tương đối tốt thể hiện ở điểm trung bình chung là 3,87.

Chất lượng GV GDTC được đánh giá ở mức độ hiệu quả cao thể hiện ở điểm trung bình là 4,54 xếp với thứ bậc 1/9, căn cứ vào chất lượng của GV thể hiện năng lực của người thầy rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính tích cực, sự hứng thú và kết quả nhận thức của HS. Người thầy ngoài việc cần có phẩm chất đạo đức, tác phong gương mẫu, chuẩn mực thì cần phải có năng lực trình độ tốt, đáp ứng cho việc dạy tốt môn GDTC trong nhà trường.

Khai thác sử dụng dụng cụ thể thao, sân bãi cho luyện tập được đánh giá ở mức độ hiệu quả tương đối cao thể hiện ở điểm trung bình là 4,03 với thứ bậc 5/9 là việc làm cần thiết và thường xuyên, bởi vì quản lý CSVC và thiết bị GDTC của nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục HS. Quản lý tốt CSVC phục vụ cho HĐ GDTC nhà trường không chỉ đơn thuần là bảo quản tốt, mà phải phát huy tốt giá trị của chúng cho dạy học và giáo dục. Quản lý tốt còn làm sao để có thể thường xuyên bổ sung thêm những thiết bị mới, có giá trị sử dụng cao.

Để tổ chức HĐ GDTC cho học sinh đạt hiệu quả thì việc huy động kinh phí là rất cần thiết, theo thực tế việc huy động kinh phí để tổ chức hoạt động còn khiêm tốn nên ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tổ chức các HĐ GDTC thể hiện điểm trung bình là 2,55 với thứ bậc 9/9.

Việc kiểm tra đánh giá chất lượng GDTC đối với học sinh. Theo kế hoạch GVTD thực hiện kiểm tra đánh giá trình độ nắm kiến thức, kỹ năng của HS và đánh giá xếp loại. Việc đánh giá này mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện một số kỹ năng vận động. Còn một nhiệm vụ quan trọng là đánh giá sức khỏe của HS thì gần như các GVTD không thể đánh giá được và cũng không có nghiệp vụ chuyên môn, điều kiện để đánh giá. Theo quy định việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho HS được tiến hành bởi GVTD và cơ quan y tế phối hợp thực hiện. Do đó, kiểm tra việc thực hiện GDTC

theo kế hoạch dạy học, kiểm tra việc đánh giá kết quả GDTC để điều chỉnh kế hoạch dạy học và GDTC cho HS.

Tổ chức HĐ GDTC có hiệu quả thì phải tổ chức thường xuyên và có kế hoạch cụ thể vì vậy phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện chương trình GDTC, phân công GV giảng dạy TDTT hợp lý theo sở trường, chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao trong trường và phối hợp tổ chức cho HS tham gia các hoạt động thể thao ở địa phương.

2.4.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở

Khảo sát ý kiến của CBQLvà GV ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HĐ GDTC cho HS THCS. Kết quả thể hiện ở bảng 2.17:

Bảng 2.17. Ý kiến của CBQL và GV về thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý HĐ GDTC cho HS THCS

Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Thứ bậc Rất đồng ý Đồng ý Tƣơng đối đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Nội dung 1 86,25 13,75 0,00 0,00 0,00 4,86 2 Nội dung 2 76,25 16,25 7,50 0,00 0,00 4,69 3 Nội dung 3 66,25 33,75 0,00 0,00 0,00 4,66 4 Nội dung 4 93,75 6,25 0,00 0,00 0,00 4,94 1 Nội dung 5 52,50 38,75 8,75 0,00 0,00 4,44 5 Nội dung 6 43,75 31,25 25,00 0,00 0,00 4,19 6 Trung bình chung 4,63

Ghi chú:

1. Nhận thức của CBQL, GV về công tác GDTC cho HS.

2. Năng lực, kinh nghiệm giảng dạy, quản lý của đội ngũ GV và CBQL trong trường THCS. 3. Nội dung chương trình GDTC trong các nhà trường THCS hiện nay còn lạc hậu.

4. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, dụng cụ luyện tập và điều kiện sân bãi thiếu. 5. Không có kinh phí cho các hoạt động GDTC.

6. Sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội).

Qua bảng số liệu khảo sát trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý HĐ GDTC cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cho thấy: Các yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả quản lý HĐ GDTC cho HS, cụ thể như sau:

Điều kiện CSVC, trang thiết bị day học, dụng cụ luyện tập và điều kiện sân bãi thiếu có 100% ý kiến cho rằng nó ảnh hưởng nhiều đến HĐ GDTC cho học sinh. Hầu hết các nhà trường đều thiếu dụng cụ luyện tập, điều kiện sân bãi trong nhiều năm nay. Lý do chính là thành phố Quy Nhơn trong những năm gần đây tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng nhiều trong khi diện tích của các trường đã xây dựng từ rất lâu, quỹ đất không đảm bảo trên số lượng HS hiện nay, kinh phí đầu tư cho công tác GDTC còn hạn chế, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện chưa đảm bảo so với thực tế.

Nhận thức của CBQL, GV về vai trò và vị trí GDTC cho HS với tất cả thành viên được phỏng vấn đều cho rằng rất ảnh hưởng và ảnh hưởng. Như vậy, vị trí và vai trò của môn học GDTC trong nhà trường vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức.

Năng lực, kinh nghiệm giảng dạy, quản lý của đội ngũ GV và CBQL trong trường THCS đa số CBQL được hỏi đều cho rằng rất ảnh hưởng và ảnh hưởng điều này cho thấy chất lượng và hiệu quả của GDTC trong nhà trường phụ thuộc vào phương pháp dạy học của GV, đòi hỏi GV phải không ngừng đổi mới phương pháp GDTC để nâng cao chất lượng GDTC cho người học.

Nội dung chương trình GDTC trong các nhà trường THCS hiện nay còn lạc hậu đa số CBQL cho rằng rất ảnh hưởng và ảnh hưởng chứng tỏ nội dung môn chương trình GDTC chưa tạo được hứng thú, hấp dẫn và phù hợp, linh

hoạt thay hình thức, thậm chí khiến cả HS và GV có cảm giác miễn cưỡng trong giảng dạy và học tập môn học này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)