Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.5.2. Những hạn chế

Bên cạnh những những mặt mạnh của công tác GDTC cho HS trong các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, qua kết quả khảo sát thực trạng về quản lý GDTC ở các trường THCS, đề tài đã rút ra những mặt còn hạn chế, yếu kém là:

Các CBQL, GV và HS chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho HS. Đặc biệt, còn có một tỷ lệ khá lớn đối tượng HS chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của HĐ GDTC trong nhà trường.

Thực trạng tổ chức các HĐ GDTC cho HS THCS còn chưa hiệu quả. Cụ thể các nội dung như: Nội dung GDTC thông qua hoạt động thể dục giữa buổi học; Thành lập câu lạc bộ môn thể thao yêu thích cho HS tham gia trong phạm vi nhà trường. Mặt khác, việc tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS còn chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng các hoạt động thể thao ngoại khóa của HS còn hạn chế, hình thức tổ chức chưa phong phú nên chưa thu hút được sự tích cực hưởng ứng tham gia của HS. Các loại hình tổ chức tập luyện thể thao ngoài giờ cho HS còn rất thiếu, các lớp năng khiếu thể thao, các câu lạc bộ thể thao cơ sở chưa nhiều nên đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao ngoài giờ cho các em HS chưa được thường xuyên. Nhìn chung, các hoạt động ngoại khóa là rất quan trọng để kết nối cộng đồng cũng như nâng cao các kỹ năng mềm, nâng cao

thể chất cho HS, đòi hỏi các trường cần phải tập trung và nâng cao hơn nữa. CBQL chưa thực sự tham gia vào việc lập kế hoạch học tập cho phù hợp với HS, mà chủ yếu dựa vào kế hoạch từ trên đưa xuống. Mỗi môi trường đều có sự khác biệt, các CBQL cần phải chủ động hơn nữa trong việc tham gia lựa chọn nội dung chương trình học cho phù hợp với đặc thù HS nơi mình quản lý.

GDTC ngoài giờ lên lớp là mảng hoạt động còn nhiều hạn chế ở hầu hết các trường. Cụ thể là các hoạt động mới chỉ dừng lại ở một số hoạt động như thể dục giữa giờ, sinh hoạt đoàn đội có nội dung GDTC như trò chơi vận động... mặc dù vậy thì những hoạt động này cũng chỉ mang tính hình thức còn về bản chất thì chưa thể hiện được vai trò của nó.

Nội dung và hình thức tập luyện thể thao ngoại khóa thường xuyên của các HS THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có thể thấy rằng số lượng HS tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa thường xuyên chưa nhiều và hầu hết việc tập luyện của các em mang tính tự phát. Các hình thức tổ chức HĐ GDTC còn đơn điệu nên chưa thu hút được sự quan tâm của HS.

Công tác xã hội hóa giáo dục của thành phố Quy Nhơn còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội để góp phần đầu tư nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống CSVC... đối với công tác giáo dục nói chung và công tác GDTC cho HS nói riêng.

Hệ thống CSVC phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn thể dục nói chung và phục vụ cho các hoạt động thể thao trong các nhà trường còn thiếu. Số lượng, chủng loại cũng như chất lượng của các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện TDTT của các nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của HS. Diện tích sân bãi tập luyện thể dục của các nhà trường nhỏ hẹp, không đảm bảo cho việc giảng dạy các nội dung có yêu cầu về sân bãi đủ tiêu chuẩn như các bài tập chạy, bài tập ném bóng, bóng đá.

được yêu cầu về việc đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống CSVC phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn thể dục của các nhà trường trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)