Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 95 - 99)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học

học sinh trong nhà trường trung học cơ sở.

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Nhằm tổ chức các HĐ GDTC dưới các hình thức tổ chức phong phú, đa dạng thu hút người học tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả để qua đó thực hiện nhiệm vụ GDTC, phát triển năng lực thể chất cho HS.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Đổi mới hình thức GDTC thông qua dạy học môn thể dục. Dạy học môn thể dục không cứng nhắc buộc mọi HS phải đạt cùng một thành tích đối với một lĩnh vực thể thao mà các em không có lợi thế. Chỉ thiết kế mục tiêu năng lực, nhận thức cơ bản để giúp người học đạt đến không nhất thiết yêu cầu tất cả các em đạt một mức thành tích. Điều chính là các em có kỹ năng, nhận thức về vai trò của việc rèn luyện thể lực là cần thiết trong cuộc sống của các em. Có thể thông qua các hình thức hoạt động thể lực khác để các em được phát triển năng lực và phẩm chất vận động cá nhân.

Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ HS yêu thích các môn thể thao. Tham gia các câu lạc bộ này người học được rèn luyện kỹ năng vận động, phẩm chất vận động gắn với việc luyện tập môn thể thao các em yêu thích đồng thời phát triển thể lực mạnh khỏe cho các em.

Tổ chức các hoạt động tập thể như: Hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động lao động tập thể định kỳ/tuần học nhằm giúp HS được rèn luyện các phẩm chất vận động cần thiết.

Tổ chức các hoạt động TDTT mang tính chất tập thể định kỳ, khuyến khích và khích lệ người học tham gia thông qua việc triển khai đồng bộ các kế hoạch hoạt động của nhà trường. Có cơ chế, khích lệ và khuyến khích người học tham gia tích cực vào các hoạt động do nhà trường tổ chức.

Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác giữa các HS. Khai thác tiềm năng trí tuệ của tập thể HS, biến tập thể HS thành môi trường học tập thuận lợi trong đó HS vừa hợp tác vừa tranh đua vừa tự khẳng định mình.

Các cụm chuyên môn tổ chức các buổi sinh hoạt hướng dẫn các tổ, nhóm chuyên môn nghiên cứu, trao đổi và thống nhất phương pháp dạy các tiết theo chuẩn kiến thức kỹ năng nhất là các bài hay, bài khó của môn GDTC. Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cao nhất (về thời gian, CSVC và kinh phí) để

các tổ, nhóm tổ chức các chuyên đề, mời các chuyên gia, GV cốt cán ở trường khác đến trao đổi, truyền đạt, rút kinh nghiệm và góp ý kiến xây dựng cách đổi mới phương pháp dạy học môn GDTC cho HS.

Hướng dẫn và quán triệt việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, giáo viên cần phải chú ý đến trình độ kiến thức, đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức, trình độ tư duy và hoàn cảnh sống cũng như điều kiện học tập của HS.

Có các văn bản yêu cầu GV dạy môn GDTC cần chuẩn bị tốt cho từng tiết dạy, từng bài dạy; cần phối hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học. Luôn quan tâm tới việc tổ chức thực hiện hệ thống các câu hỏi, các dạng bài tập, phát huy sự tìm tòi cái mới, năng lực tư duy sáng tạo và ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ của HS. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và áp dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy. Hiệu trưởng quản lý có hiệu quả việc tự học, tự bồi dưỡng của GV dạy học môn GDTC, tạo điều kiện để GV có điều kiện đi học nâng cao trình độ, tham dự các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Tổ chức cho GV tham gia giao lưu học hỏi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm với các trường điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt các đợt Hội giảng. Coi đây là trọng tâm để cùng xây dựng, thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo quy định hiện hành. Có động viên, khen thưởng những giáo viên có thành tích trong đổi mới phương pháp dạy học kịp thời.

Động viên, khuyến khích các thành viên các tổ chuyên môn giáo dục thể chất tự làm thêm các đồ dùng dạy học mới, thực hiện và áp dụng các sáng kiến về giảng dạy, tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa mang tính đặc trưng bộ môn.

Trong các nhà trường, hiệu trưởng quản lý việc GV xây dựng cho HS phương pháp học và tự học một cách tích cực, hiệu quả:

Tổ chức cho HS trao đổi kinh nghiệm học tập, cung cấp cho các em những kinh nghiệm tự học, nhân rộng điểm hình tiên tiến, kích thích phong trào hăng say tự học, tự rèn luyện sức khỏe của người học.

GV GDTC cần tăng cường tổ chức học tập theo phương pháp thảo luận nhóm, tạo điều kiện cho HS tích cực động não, suy nghĩ trong giờ học. Tổ chức tốt học tập chính khóa kết hợp với ngoại khóa, có thể vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề thực tiễn, so sánh phát triển năng lực tư duy, học lý thuyết trên lớp đi đôi với thực hành ngoài sân bãi.

Quan tâm hướng dẫn HS tự học ở nhà là một trong những biện pháp đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng học tập, tạo cho HS thói quen xây dựng cách tự học, tự rèn, chuẩn bị cho giờ học ở trường; giúp HS mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động giáo dục trong giờ học trên lớp.

Từng bước gắn phương pháp tự học với phương pháp học tập trung, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học của mỗi HS. Điều này sẽ nâng cao được chất lượng dạy học môn GDTC cho HS.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng trước hết làm công tác tuyên truyền cho mọi cán bộ, GV, nhân viên hiểu rõ yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học.

Hiệu trưởng phải là người đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiến thức sâu rộng, có nghệ thuật sư phạm và nắm chắc yêu cầu đổi mới.

GV GDTC được đào tạo bài bản, toàn diện để vừa có kiến thức sâu rộng, có nghiệp vụ sư phạm tốt, nhanh nhạy trong xử lý các tình huống sư phạm, có khả năng cảm hóa HS, biết phát huy tốt năng lực thể chất cho HS nhằm giúp HS phát triển năng lực toàn diện theo mục tiêu giáo dục.

HS tích cực, tự giác học tập, có đủ sách, tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập. Đây là yếu tố then chốt để đem lại kết quả cao cho hoạt động dạy học môn GDTC cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)