Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 91 - 93)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt

hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Việc đề xuất biện pháp nhằm tác động nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS trong nhà trường về vai trò của GDTC, xây dựng và tổ chức các HĐ GDTC cho HS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức cho GV về nhiệm vụ GDTC, vai trò của GDTC trong nhà trường phổ thông, vấn đề phát triển thể chất cho HS.

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về khung năng lực của HS sau THCS cần đạt trong đó có năng lực thể chất, giúp GVTD nói riêng, GV tổ

chức các hoạt động Đội, GVCN lớp hiểu được: GDTC là một nhiệm vụ không thể thiếu trong giáo dục nhà trường cũng như năng lực thể chất là một năng lực cần thiết tối thiểu để HS có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập khác. Đồng thời năng lực thể chất cũng là một năng lực cần thiết cho con người để họ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác trong cuộc sống.

Nâng cao nhận thức cho CBQL về quản lý công tác GDTC cho HS THCS như: Xác định năng lực thể chất cần đạt cho HS, xây dựng chương trình tổ chức các hoạt động GDTC; Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai các HĐ GDTC cho HS và giám sát triển khai tổ chức các hoạt động giáo dục đó.

Triển khai thực hiện xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ GDTC cho CBQL và giáo viên hằng năm trên cơ sở căn cứ vào nội dung chương trình giáo dục THCS.

Tổ chức các buổi họp, sinh hoạt tổ chuyên môn trao đổi về vấn đề thực hiện nhiệm vụ GDTC cho HS.

Tổ chức nghiên cứu và sinh hoạt chuyên đề về GDTC thực tiễn tổ chức tại đơn vị và biện pháp khắc phục. Trên cơ sở đó CBQL, các giáo viên có cơ hội tích lũy kiến thức về công tác GDTC cho HS từ đó có những định hướng cụ thể cho hoạt động chuyên môn của mình.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL nhà trường, nhất là hiệu trưởng cần quan tâm đúng mức đối với công tác GDTC cho HS. Muốn làm được điều này thì cần đưa HĐ GDTC cho HS vào trong kế hoạch chiến lược của nhà trường: Kế hoạch trung hạn, kế hoạch dài hạn; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch giáo dục nhà trường về HĐ GDTC cụ thể, hợp lý, được sự đồng thuận của tập thể sư phạm và của cả chính quyền địa phương các cấp. Tuyên truyền để mục tiêu, kế hoạch giảng dạy GDTC cho HS trở thành nhu cầu cần thiết của cả cộng đồng.

thi và tính cấp thiết của các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung và hoạt động dạy học môn GDTC nói riêng.

Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các nhà trường thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch công tác đã đề ra liên quan đến hoạt động dạy học môn GDTC.

Có đánh giá khách quan CBQL và GV, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV cho phù hợp với mục tiêu dạy học môn GDTC. Hiệu trưởng chủ động dự toán kinh phí đầu tư cho CBQL và GV được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Có sự hưởng ứng mạnh mẽ của các đoàn thể và tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện mục tiêu dạy học môn GDTC theo Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)