8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.4.2. Quản lý việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể
thể chất cho học sinh trung học cơ sở
Tổ chức giáo dục phát triển thể chất cho HS dưới nhiều hình thức đa dạng, tích hợp nhiều hoạt động, nhằm tạo cho các em sự hứng thú tham gia.
Tổ chức nhiều hoạt động vận động, tập luyện và thi đấu TDTT phù hợp trên cơ sở sự hứng thú, phát huy tính tự giác, khả năng tự học, tự rèn luyện của học sinh.
Đưa việc tổ chức tập thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ thành hoạt động bắt buộc trong nội dung GDTC, hoạt động thể thao trong nhà trường.
Ngoài việc dạy học chính khóa, ngoại khóa môn học là nhu cầu và ham thích của HS với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện, đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của HS. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của HS, hay dưới sự hướng dẫn của GVTD, của hướng dẫn viên. Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của HS, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ học tập và sinh hoạt. Tác dụng của GDTC và các hình
thức hoạt động TDTT có chủ đích áp dụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của HS trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.
Quản lý hoạt động ngoại khóa bộ môn là hình thức tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp có kế hoạch, có phương hướng xác định được HS tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khóa, dưới sự điều khiển, hướng dẫn của GV, nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng bộ môn đã được học trong chương trình chính khóa, đồng thời góp phần giáo dục HS một cách toàn diện. Bởi vì, có một cơ thể khỏe mạnh mới giúp các em đủ sức khoẻ để tiếp thu một cách tốt nhất các kiến thức và tăng sức sáng tạo. Hầu hết các trường cấp THCS ở nước ta hiện nay đều bắt đầu quan tâm đến việc phát triển song song giữa kiến thức và thể chất cho các em. Đây là một điều đáng ghi nhận nhưng GDTC và hoạt động ngoại khóa như thế nào là đủ và hợp lý cũng là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, cũng không nên quá sa đà vào việc tham gia các hoạt động ngoại khóa bởi điều đó dễ khiến các em nảy sinh tâm trạng chán nản khi quay lại với việc học chính khóa. Nếu sắp xếp không hợp lý các tiết học ngoại khóa, GDTC sẽ khiến các em cảm thấy mệt mỏi.
Để quản lý hoạt động ngoại khóa, tăng cường thể chất phát huy được đúng và hết tác dụng của nó thì cha mẹ HS cũng như mỗi nhà trường cần phải xác định được việc giáo dục cho trẻ nhỏ không phải là nhồi nhét vào đầu HS điểm chác, danh hiệu. Để các em tham gia các lớp ngoại khóa là để phát hiện khả năng của mỗi em, từ đó có hướng đầu tư đúng đắn chứ không phải ép buộc bắt trẻ tham gia vào các lớp này. Tâm hồn của trẻ mẫn cảm và tươi mới thì hãy để chúng hồn nhiên và vô tư học hành, nô đùa. Chúng cần được phát
triển bình thường, toàn diện, cần được bình đẳng và thậm chí, chúng còn phải được đề cao, trân trọng ở mức tối đa.
Với cách hiểu như trên, ngoại khóa bộ môn được xem là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều năm gần đây Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn thường xuyên chỉ đạo các trường tổ chức phong trào hoạt động ngoại khóa TDTT theo chủ đề của nhà trường như 20/11, 22/12, 26/3,... thi đấu các môn thể thao giữa các khối lớp, các trường với nhau tạo không khí vui tươi lành mạnh và bổ ích cho các em, hơn nữa Phòng GD&ĐT định kỳ chỉ đạo tổ chức Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, cấp Phòng và tham gia cấp tỉnh,... Qua đó đã góp phần thúc đẩy tốt các môn học khác, tạo điều kiện tốt cho các hoạt động giáo dục và đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu của Đảng đề ra.
1.4.3. Quản lý công tác tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thể dục
Bồi dưỡng GV là một trong những bước quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản giáo dục, giúp GV hoàn thiện kiến thức, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục. Tuy nhiên, để hoạt động này đạt hiệu quả mong muốn, đòi hỏi cách tổ chức phải thực sự khoa học, hợp lý, linh hoạt ở từng địa phương cơ sở, đáp ứng được nhu cầu người học.
Thực tế vẫn cho thấy, còn một số bất cập từ hoạt động bồi dưỡng GV. GV bước vào tham dự tập huấn, bồi dưỡng thường hứng khởi bao nhiêu nhưng khi về cơ sở lại không được đồng nghiệp chia sẻ, học hỏi. Nhiều GV coi việc bồi dưỡng, tập huấn là của cá nhân được cử đi không liên quan tới mình, không đặt mình vào bối cảnh chung để ý thức học hỏi. Vô hình chung điều đó khiến GV đã tập huấn, bồi dưỡng không có đồng nghiệp đồng hành với những kiến thức, phương pháp mới trong quá trình giảng dạy. Từ đó có
thể dẫn tới thói quen giảng dạy quay về lối mòn cũ.
Mặt khác, nhiều nơi tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV còn hình thức, coi bồi dưỡng GV như việc làm thường xuyên phải có. Chính vì vậy, từ khâu tổ chức địa điểm bồi dưỡng thiếu chu đáo, ít quan tâm động viên, tạo điều kiện đến giáo viên trong quá trình tham gia. Kết thúc bồi dưỡng liên hoan, họp mặt tưng bừng nhưng hiệu quả đạt được sau bồi dưỡng không quan tâm.
Ý kiến từ các nhà quản lý, chuyên gia giáo dục đã chỉ ra, để hoạt động tập huấn, bồi dưỡng GV thường xuyên đáp ứng tốt nhất đổi mới giáo dục và Chương trình Giáo dục phổ thông mới đòi hỏi các địa phương, đơn vị trường học cần có cách tổ chức linh hoạt, hiệu quả.
Sau mỗi đợt bồi dưỡng, nhà trường nên có kế hoạch bồi dưỡng lại thông qua những hoạt động như hội giảng, hội thi... Công tác bồi dưỡng có thể thông qua thuyết trình, báo cáo của chuyên gia nhưng cũng có thể thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành trong những buổi học, giờ giảng hàng ngày tại nhà trường.
Nhà trường tổ chức cho GV tham gia tập huấn, bồi dưỡng trong đó, tăng cường việc xây dựng đội ngũ GV GDTC thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước với yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp đối với GV GDTC.
Tăng cường hiệu quả GDTC trường học thông qua việc nâng cao chất lượng tuyển dụng đội ngũ giáo viên GDTC; thường xuyên và định kỳ đánh giá, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hiện có theo chuẩn nghề nghiệp.
Quan tâm đầu tư chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV GDTC thông qua việc tạo điều kiện, khuyến khích GV GDTC tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do các cấp trên tổ chức.
ngũ GV GDTC trong các hoạt động giáo dục chung của nhà trường.
Có chính sách phù hợp với đội ngũ GV GDTC tạo điều kiện cho GV đầu tư chuyên môn nhiều hơn.
1.4.4. Quản lý việc huy động các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở
Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, cần phải coi trọng cả giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chỉ riêng nhà trường, chỉ riêng
ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác giáo dục toàn diện được. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia
đình học sinh. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
Để thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa ba môi trường, nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục toàn diện HS, cần phải thống nhất quan điểm, triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp ba môi trường nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục toàn diện HS.
Coi sự phối hợp là việc thực hiện thường xuyên, liên tục ở mọi thời điểm và quá trình giáo dục là quá trình lâu dài, không ngừng phát triển.
Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng môi trường giáo dục; mỗi môi trường giáo dục phải ý thức luôn sẵn sàng phối hợp, chủ động phối hợp mà không có thái độ trông chờ hay ỷ lại vào môi trường giáo dục khác, cụ thể: Gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho con em mình, tránh tư tưởng ỷ lại, khoán trắng giáo dục HS cho nhà trường; gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều
kiện cho con em được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường và xã hội; không để con em bỏ học; không phó mặc con em mình cho nhà trường; quan tâm nâng cao văn hóa gia đình; cha mẹ phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo; người lớn phải là tấm gương trong giao tiếp, ứng xử; loại bỏ bạo lực gia đình.
Các cấp chính quyền, đoàn thể phải luôn quan tâm tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc chấp hành pháp luật, thực hiện lối sống văn hóa, kiên quyết ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức, bạo lực diễn ra ngoài xã hội; quản lý tốt các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, công nghệ thông tin; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, an toàn.
Xây dựng cơ chế phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, qua đó huy động sự tham gia có hiệu quả của các lực lượng phối hợp cho giáo dục học sinh (ví dụ xây dựng quy chế phối hợp; tăng cường và đa dạng kênh liên lạc như báo cáo, gặp gỡ, đối thoại, sổ liên lạc…).
Trong quá trình quản lý HĐ GDTC việc phối hợp thống nhất các lực lượng giáo dục của nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của giáo dục. Bản chất của việc phối hợp đó là đạt được sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục đúng đắn, đầy đủ và vững chắc, tạo được môi trường giáo dục thuận lợi trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Nhờ có môi trường giáo dục đó, HS buộc phải hành động theo đúng các yêu cầu và các chuẩn mực ứng xử. Môi trường giáo dục bao gồm: Những yêu cầu thống nhất của nhà trường, gia đình và xã hội đối với hành vi của HS, những tình huống được tạo ra trong cuộc sốngđể các hành vi tích cực có điều kiện thực hiện, những phương pháp và biện pháp giáo dục được sử dụng khéo léo, không mâu thuẫn nhau và không dẫn đến tính chất hai mặt
trong ứng xử của HS. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thường nhằm mục đích huy động nguồn lực tổng hợp để khắc phục những khó khăn về CSVC, trangthiết bị (trường, lớp, mua sắm thêm đồ dùng dạy học, dung cụ tập luyện,…) hoặchỗ trợ một số lĩnh vực trong hoạt động GDTC cho HS.
Để thực hiện mục tiêu giáo dục HS, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có một ý nghĩa đặc biệt vì đó là những môi trường trực tiếpảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, định hướng học tập, lựa chọn môn thể thao phù hợp với khả năng, sở trường HS phổ thông nói chung và HS THCS nói riêng. Trong việc kết hợp sự tác động của các môi trường ấy vai trò của nhà giáo dục là rất quan trọng vì vậy nhà giáo dục phải có tầm nhìn, phải có kế hoạch, có chiến lược, phải hiểuđối tượng dự định tiếp cận và huy động thì mới có thể đạt được những điềumong muốn. Bản chất của quá trình phối hợp giáo dục là sự thỏa thuận chung để đi đến nhất trí chung về nhận thức, mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện. Đólà quá trình xây dựng kế hoạch, xác định cơ chế hoạt động, đóng góp theo khả năng có sự cố gắng tối đa các thành viên tham gia nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của xã hội về giáo dục, trong đó có trách nhiệm, quyền lợi về giáo dục của các thành viên được hưởng thụ.
1.4.5. Quản lý việc đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở chất cho học sinh trung học cơ sở
Quản lý CSVC và thiết bị GDTC của nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục HS. Quản lý tốt CSVC phục vụ cho HĐ GDTC nhà trường không chỉ đơn thuần là bảo quản tốt, mà phải phát huy tốt giá trị của chúng cho dạy học và giáo dục. Quản lý tốt còn làm sao để có thể thường xuyên bổ sung thêm những thiết bị mới, có giá trị sử dụng cao.
Quản lý tốt nguồn tài chính phục vụ cho HĐ GDTC của nhà trường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước và của ngành giáo dục,
đồng thời biết vận động, thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xây dựng CSVC, mua sắm thiết bị phục vụ các HĐ GDTC của nhà trường.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trung học cơ sở chất cho học sinh trung học cơ sở
1.5.1.Yếu tố khách quan
Kết quả quản lý HĐ GDTC ở các trường THCS ngoài chịu ảnh hưởng chủ quan của chủ thể quản lý còn chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn bởi các yêu tố khách quan. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới kết quả quản lý HĐ GDTC ở các trường học nói chung và trường THCS nói riêng bao gồm:
Điều kiện CSVC: Trong HĐ GDTC, từ việc giảng dạy chính khóa trên lớp đến ngoại khóa cho học sinh, từ việc đổi mới phương pháp dạy học tới việc nghiên cứu khoa học của GV... đều cần phải có đủ diện tích sân bãi và dụng cụ tập luyện đáp ứng cho học sinh tập luyện. Chính vì vậy, điều kiện CSVC, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho HĐ GDTC có ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức to lớn, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của HĐ GDTC trong nhà trường.
Nguồn kinh phí đầu tư cho HĐ GDTC: Như chúng ta đã biết, muốn HĐ GDTC ở các trường THCS đạt được chất lượng và hiệu quả cao thì cần phải có hệ thống CSVC không những đầy đủ mà còn ngày càng được hoàn thiện theo hướng hiện đại hóa. Do đó, vấn đề đầu tư kinh phí cho công tác này từ các nguồn kinh phí khác nhau là việc làm hết sức cần thiết.