Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 111 - 116)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý GDTC do đề tài đề xuất, tác giả điều tra qua phiếu xin ý kiến 80 CBQL và GV kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Các nhóm biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) RCT CT CT KC T HT KC T ĐTB RKT KT KT KKT HT KKT ĐTB (5đ) (4đ) (3đ) (2đ) (1đ) (5đ) (4đ) (3đ) (2đ) (1đ) Biện pháp 1 73,75 18,75 7,50 0,00 0,00 4,66 66,25 17,50 7,50 7,50 1,25 4,40 Biện pháp 2 68,75 20,00 7,50 3,75 0,00 4,54 63,75 18,75 10,00 7,50 0,00 4,39 Biện pháp 3 61,25 21,25 11,25 6,25 0,00 4,38 62,50 16,25 13,75 7,50 0,00 4,34 Biện pháp 4 80,00 13,75 3,75 2,50 0,00 4,71 41,25 38,75 3,75 2,50 13,75 3,91 Biện pháp 5 48,75 46,25 2,50 2,50 0,00 4,41 51,25 43,75 2,50 2,50 0,00 4,44 Biện pháp 6 51,25 25,00 16,25 7,50 0,00 4,20 53,75 23,75 16,25 6,25 0,00 4,25 Ghi chú:

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở.

2. Chú trọng công tác bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho đội ngũ GVTD.

3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh trong nhà trường trung học cơ sở.

4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất.

5. Đổi mới công tác giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất.

6. Chỉ đạo việc huy động các lực lượng cùng tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất cho HS.

4,66 4,40 4,54 4,39 4,38 4,34 4,71 3,91 4,41 4,44 4,20 4,25 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,50 5,00

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Cấp thiết Khả thi

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

Qua kết quả khảo nghiệm bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy, các biện pháp mà tác giả đề xuất cơ bản đều được các cán bộ, giáo viên đánh giá ở mức độ rất cấp thiết của các biện pháp đề xuất đều tương đối cao, trong đó biện pháp “Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho HĐ GDTC” được 80% số CBQL và GV đánh giá ở mức độ rất cấp thiết thể hiện ở điểm trung bình là 4,71. Sau đó là biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của HĐ GDTC ở trường THCS” có 73,75 % số CBQL và GV đánh giá ở mức độ rất cấp thiết với đểm trung bình là 4,66. Các biện pháp còn lại cũng được CBQL và GV đánh giá ở mức độ cấp thiết cao.

Tính khả thi, nhìn chung các biện pháp đều được CBQL và GV đánh giá khá cao. Cao nhất là biện pháp “Chú trọng công tác bồi dưỡng về kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho đội ngũ giáo viên dạy thể dục” có điểm trung bình cao nhất 4,54, tiếp theo là biện pháp “Đổi mới công tác giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả HĐ GDTC” chứng tỏ các nhà trường rất quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên gắn với việc đổi mới công tác giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết

quả HĐ GDTC nhằm nâng cao chất lượng nhà trường nói chung và HĐ GDTC nói riêng.

Nhìn vào kết quả thăm dò ý kiến được tổng hợp ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Tất cả 6 biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động GDTC ở trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định do tác giả nghiên cứu đề xuất đều được đại đa số người được hỏi trả lời nhất trí là rất khả thi. Từ đó cho thấy nếu các biện pháp đề xuất được áp dụng trong thực tiễn chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động GDTC của các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hết sức lưu ý vì thực tế mỗi biện pháp đều có những tồn tại và ưu thế riêng và chúng có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển. Do vậy khi thực hiện chức năng quản lý hoạt động GDTC đối với các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định phải lưu ý phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp với chất lượng dạy và học ở các nhà trường THCS mới được nâng lên, mới đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC trong giai đoạn hiện nay.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận ở chương 1 và thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được phân tích ở chương 2, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý .

Thông qua việc khảo nghiệm các biện pháp tác giả đã thu được kết quả 6 biện pháp đề ra trong luận văn đều có tính cấp thiết và có tính khả thi cao. Mối quan hệ giữa các biện pháp là mối quan hệ tương quan. Đây chính là cơ sở để các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định xem xét đưa vào áp dụng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục trong nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Kết luận về lý luận

Quản lý GDTC cho HS là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác GDTC cho HS theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

Kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động GDTC cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho đã đạt được một số thành tựu nhất định:

Công tác giáo dục nói chung và công các GDTC cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn, Sở GD&ĐT Bình Định cùng cấp ủy, chính quyền địa phương.

Chất lượng công tác GDTC trong giờ học chính khóa cũng như chất lượng công tác thể thao ngoại khóa các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định luôn đạt kết quả cao so với các địa phương khác trong tỉnh.

Đội ngũ GVTD của các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định thường xuyên được tham gia tổ chức các hoạt động thể thao cấp thành phố, cấp tỉnh,... nên có nhiều điều kiện được bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác TDTT.

Đại đa số các HS THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đều có ý thức đối với việc tập luyện TDTT để nâng cao sức khỏe, nâng cao thể chất và đáp ứng nhu cầu tinh thần thông qua các hoạt động thể thao nên đã góp phần thúc đẩy phát triển phong trào thể thao học đường, phong trào hoạt động thể thao ngoại khóa ngày càng phát triển.

1.2. Kết luận về thực tiễn

Bên cạnh những ưu điểm, những mặt mạnh của công tác GDTC cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, qua kết quả thăm dò, khảo sát thực trạng về quản lý GDTC ở các trường THCS, đề tài đã rút ra những mặt còn hạn chế là:

Đội ngũ GVTD của các nhà trường yếu về chất lượng. Nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động GDTC cho HS.

Việc tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho HS còn chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng các hoạt động thể thao ngoại khóa của HS còn hạn chế, hình thức tổ chức chưa phong phú nên chưa thu hút được sự tích cực hưởng ứng tham gia của HS. Các loại hình tổ chức tập luyện thể thao ngoài giờ cho thanh thiếu niên của các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định còn thiếu, các lớp năng khiếu thể thao, các câu lạc bộ thể thao cơ sở chưa nhiều nên đáp ứng được nhu cầu tập luyện thể thao ngoài giờ cho các em HS không được thường xuyên.

Công tác xã hội hóa giáo dục của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội để góp phần đầu tư nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sơ vật chất... đối với công tác giáo dục nói chung và công tác GDTC cho HS nói riêng.

Nhận thức của các HS về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho HS còn chưa đồng đều. Nhiều HS còn coi nhẹ môn học thể dục, coi các giờ học thể dục là thời gian vui đùa.

Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn thể dục nói chung và phục vụ cho các hoạt động thể thao trong các nhà trường còn thiếu. Số lượng, chủng loại cũng như chất lượng của các trang thiết bị,

dụng cụ tập luyện TDTT của các nhà trường còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của HS. Diện tích sân bãi tập luyện thể dục của các nhà trường nhỏ hẹp, không đảm bảo cho việc giảng dạy các nội dung có yêu cầu về sân bãi đủ tiêu chuẩn như các bài tập chạy, bài tập ném bóng, bóng đá...

Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về việc đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn thể dục của các nhà trường.

Vì thế, để nâng cao hoạt động quản lý GDTC cho học sinh ở các trường thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, tác giả đã đề ra 6 biện pháp đã được trình bày trong luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao hoạt động quản lý GDTC cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2. KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)