8. Cấu trúc luận văn
1.3.1. Vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng
học sinh sau THCS
1.3.1. Vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS luồng học sinh sau THCS
Lịch sử phát triển xã hội gắn liền với sản xuất và sự phân công lao động. Hướng nghiệp góp phần quan trọng vào quá trình đó. Kinh nghiệm trong và ngoài nước đã khẳng định việc chọn ngành nghề một cách thiếu định hướng sẽ có tác động tiêu cực làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, mất cân đối cơ cấu ngành nghề và làm sai lệch nhu cầu lao động. Hướng nghiệp sẽ giúp điều chỉnh xu hướng chọn nghề cho HS và xu thế phân công lao động xã
28
hội. Do đó, giáo dục có ý nghĩa rất lớn, tác động đến quá trình hướng nghiệp, làm cho mỗi HS tự giác điều chỉnh hướng đi, hướng chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường bản thân và nhu cầu nghề nghiệp trong xã hội một cách tối ưu nhất.
Phân luồng HS sau THCS là biện pháp hợp lý hoá xu hướng phân hoá của HS sau THCS trên cơ sở năng lực học tập, nguyện vọng của HS và nhu cầu xã hội. Phân hoá trong giáo dục là xu hướng tất yếu trong việc phát triển năng lực, hình thành nhân cách của HS sau một quá trình giáo dục, rèn luyện.
Phân luồng HS sau THCS làm đa dạng hoá phương thức học, luồng học cho người học, tạo điều kiện thích hợp cho nhiều người học và cho cả việc học lên chứ không làm triệt tiêu các cơ hội học lên của HS. Nếu HS có nhu cầu nguyện vọng và năng lực thì việc học lên có nhiều cơ hội - như học liên thông, liên kết, từ xa, vừa học vừa làm…
Phân luồng HS sau THCS cũng không phải là ép buộc những HS sau THCS yếu thế về học lực và hoàn cảnh kinh tế về phía những phương thức học tập bất lợi mà là tạo ra phương thức học phù hợp và cơ hội học tập có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng được học, nguyện vọng có nghề nghiệp của họ. Thực hiện phân luồng HS sau THCS lành mạnh, đúng hướng thông thoáng thực chất là nâng cao hiệu quả giáo dục và hiệu quả xã hội: mặt bằng chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên, cơ cấu nhân lực được cải thiện, tránh được lãng phí xã hội trong giáo dục…
Phân luồng cũng sẽ tạo ra cho mọi công dân những cơ hội học tập không ngừng, học tập liên tục, học tập suốt đời. Mặt khác, phân luồng còn là cầu nối giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giữa giáo dục phổ thông với giáo dục ĐH và giữa đào tạo với việc làm. Nói cách khác, phân luồng là cầu nối giữa người học với thị trường giáo dục - đào tạo và thị trường lao động. Nếu chúng ta có chính sách phân luồng đúng đắn thì cơ cấu tuyển
29
sinh và cơ cấu đào tạo sẽ được cân đối, dẫn tới cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, đủ các cấp độ, các trình độ, đủ năng lực đáp ứng được sự cạnh tranh trong toàn cầu của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy toàn xã hội phát triển.
Công tác GDHN có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong GDHN, việc tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội luôn được xem là vấn đề trọng tâm để HS được tiếp cận và tiền đề quyết định con đường sự nghiệp tương lai. Nghiên cứu các nước, sự phát triển kinh tế đều phụ thuộc vào nguồn lao động phong phú, chất lượng cao nhờ công tác đào tạo người lao động được chú trọng, đào tạo đội ngũ thợ lành nghề, và những cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao đáp ứng nền công nghiệp hiện đại. Hoạt động GDHN có hiệu quả sẽ tạo ra những thế hệ có phẩm chất và năng lực xây dựng đất nước, đồng thời có ý nghĩa về chiến lược con người, chiến lược kinh tế, chính hướng nghiệp đã tạo ra những con người lao động mới đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.
Phân luồng HS sau THCS có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội. Nó góp phần tạo sự phát triển cân đối về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực và cơ hội được học tập suốt đời cho mọi người phù hợp năng lực, sở trường, nguyện vọng và hoàn cảnh cá nhân, nhằm xây dựng xã hội học tập. Phân luồng HS sau THCS là phân luồng sớm, tích cực nhằm giải quyết nhu cầu nguyện vọng của người học và của xã hội. Khác với phân luồng HS sau THPT là chỉ có luồng giáo dục nghề nghiệp và tham gia lao động sản xuất, phân luồng HS sau THCS ngoài giáo dục nghề nghiệp và tham gia lao động sản xuất, người học còn có luồng tiếp tục học vấn phổ thông với mức độ phù hợp với trình độ, điều kiện của người học theo chương trình GDTX.
Nhờ GDHN, nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HS, trong đó có nội dung giáo dục cho HS có hứng thú và động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, có thái độ đúng đắn đối
30
với lao động. Do đó, hướng nghiệp chính là một bộ phận cấu thành giáo dục. Chính sự làm quen và tiếp xúc với nghề, quá trình tiếp cận kỹ thuật và công nghệ sản xuất, sự “thử sức” với lao động nghề nghiệp… do GDHN mang đến còn giúp HS rèn luyện sự sáng tạo, khéo tay, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế. [3, tr.40-42]
Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường không chỉ dừng lại ở dạy nghề phổ thông mà cần phải tư vấn cho HS chọn nghề phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội, cũng như năng lực, sở trường và nguyện vọng của bản thân. Như vậy, GDHN đã đóng vai trò định hướng cho HS trong việc lựa chọn hướng đi tiếp theo sau khi tốt nghiệp THCS.