8. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Khái niệm hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi HS có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân. Từ đó, mỗi HS tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.
GDHN không chỉ tác động vào nhận thức của cá nhân đối với nghề định chọn mà phải làm cho cá nhân đó hiểu rõ giá trị của nghề, hình thành sự
17
hứng thú, say mê với nghề và tâm nguyện cống hiến cuộc đời của mình cho nghề. GDHN chính là làm cho cá nhân tự nhận ra giá trị đích thực của nghề và tìm thấy hạnh phúc, tìm thấy niềm vui khi tận tâm cống hiến hết mình cho nghề đã chọn. Việc hành nghề phải là lẽ sống chứ không phải là phương tiện kiếm sống. GDHN là quyền lợi của từng trẻ em, thế hệ trẻ cần được chọn nghề theo hứng thú, sở thích và GDHN phải giúp các em ngày càng nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ lao động, nhu cầu nhân lực mà xã hội đặt ra. Theo tài liệu bồi dưỡng GV, sách giáo khoa lớp 11 “Hoạt động GDHN” Bộ Giáo dục và Đào tạo 2007, thì GDHN là hệ thống các tác động của xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học...nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
GDHN là hoạt động phức tạp bao gồm nhiều thành phần, chịu tác động của nhiều yếu tố, nằm trong mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân người được HN với môi trường sống, môi trường lao động, môi trường giáo dục, tác động của thị trường lao động cũng như tác động nhiều mặt của tâm lý xã hội.
Theo K.K Platônôv, các thành phần của hoạt động GDHN được sơ đồ hóa thành tam giác hướng nghiệp thể hiện trên sơ đồ 1.1
18