8. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động
giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS
Trong quá trình quản lý thì hoạt động kiểm tra, đánh giá không thể thiếu, qua kiểm tra, đánh giá mới khẳng định được công việc, tiến độ công việc thực hiện tới đâu, khâu nào làm tốt, khâu nào chưa tốt để rút kinh nghiệm. Hoạt động GDHN rất cần đến khâu kiểm tra, đánh giá, thông qua đó mà biết được sự phối hợp của các lực lượng xã hội trong việc hỗ trợ thực hiện GDHN có phù hợp với thực tiễn hay không, phù hợp với nhu cầu ngành nghề đòi hỏi của địa phương để điều chỉnh thích hợp.
Việc phối hợp thống nhất các lực lượng giáo dục của nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của giáo dục. Bản chất của việc phối hợp đó là đạt được sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục đúng đắn, đầy đủ và vững chắc, tạo được môi trường giáo dục thuận lợi trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Nhờ có môi trường giáo dục đó, HS buộc phải hành động theo đúng các yêu cầu và các chuẩn mực ứng xử. Môi trường giáo dục bao gồm: Những yêu cầu thống nhất của nhà trường, gia đình và xã hội đối với hành vi của HS, những tình huống được tạo ra trong cuộc sống để các hành vi tích cực có điều kiện thực hiện, những phương pháp và biện pháp giáo dục được sử dụng khéo léo, không mâu thuẫn nhau và không dẫn đến tính chất hai mặt trong ứng xử của HS. Phối hợp giữa nhà
43
trường, gia đình và xã hội thường nhằm mục đích huy động nguồn lực tổng hợp để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị (trường, lớp, mua sắm thêm đồ dùng dạy học, sửa chữa bàn ghế) hoặc hỗ trợ một số hoạt động giáo dục, GDHN, tư vấn hướng nghiệp cho HS. Để thực hiện mục tiêu giáo dục HS, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có một ý nghĩa đặc biệt vì đó là những môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, định hướng nghề nghiệp của HS phổ thông nói chung và HS THCS nói riêng.
Trong việc kết hợp sự tác động của các môi trường ấy vai trò của nhà giáo dục là rất quan trọng vì vậy: “Nhà giáo dục phải có tầm nhìn, phải có kế hoạch, có chiến lược, phải hiểu đối tượng dự định tiếp cận và huy động thì mới có thể đạt được những điều mong muốn. Bản chất của quá trình phối hợp giáo dục là sự thỏa thuận chung để đi đến nhất trí chung về nhận thức, mục tiêu, nội dung, phương thức thực hiện. Đó là quá trình xây dựng kế hoạch, xác định cơ chế hoạt động, đóng góp theo khả năng có sự cố gắng tối đa các thành viên tham gia nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của xã hội về giáo dục, trong đó có trách nhiệm, quyền lợi về giáo dục của các thành viên được hưởng thụ.
Đối với chính quyền địa phương cần có kế hoạch kiểm tra ngắn hạn, dài hạn trong việc xây nguồn lực, đặc biệt là phải quan tâm đến công tác đào tạo nghề phục vụ cho việc phát triển kinh tế địa phương. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh cần tạo điều kiện cho HS tham quan, học tập, tư vấn cho các em chọn ngành nghề phù hợp với năng khiếu của mình.