8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Nội dung, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng
hướng phân luồng học sinh sau THCS
Học sinh sau trung học cơ sở thường có ba hướng phân luồng cơ bản:
- Phân luồng giáo dục THPT: Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học ĐH, CĐ, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [21].
Đây là hướng đi chính của HS sau khi tốt nghiệp THCS. HS học lên THPT đa số là những HS có học lực khá, có điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và có nguyện vọng học tập lên ĐH, CĐ. Tuy nhiên, tỷ lệ HS vào THPT còn phụ thuộc vào quy mô tuyển sinh, yêu cầu chất lượng của các trường THPT trên từng địa bàn.
- Phân luồng giáo dục nghề nghiệp:
Luật Giáo dục 2005 quy định Giáo dục nghề nghiệp bao gồm [31]: 1. Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp THCS, từ một đến hai năm học đối với người có
31
bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
2. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
“Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo”.
- Phân luồng giáo dục thường xuyên:
Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.
Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập [24].
Phân luồng HS sau THCS xuất phát từ yêu cầu giáo dục đòi hỏi phải gắn liền mục tiêu đào tạo với mục tiêu phát triển KT - XH, hình thành cho HS những cơ sở ban đầu của nhân cách người lao động mới. Phân luồng HS sau THCS có thể diễn ra một cách tự phát hoặc được định hướng, điều khiển bằng các biện pháp quản lý có kế hoạch, tính toán hợp lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và phát triển KT - XH.
32
Nội dung, chương trình GDHN phải đáp ứng mục tiêu đào tạo: góp phần hình thành nhân cách HS, giáo dục toàn diện HS, rèn tính năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với tình huống, linh hoạt thích ứng với công việc, ngành nghề xã hội có nhu cầu sát hợp với nguyện vọng bản thân.
Nội dung, chương trình GDHN phải có tính mềm dẻo, phân hóa: nội dung hướng nghiệp phải được tiến hành dựa vào những khác biệt về năng lực, sở thích, nguyện vọng, các điều kiện...nhằm phát triển tốt nhất cho người học. Tăng thời lượng thực hành, thực tế, tham quan, trang bị các tri thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp. GDHN có tính phân hóa đáp ứng yêu cầu đào tạo và phân công lao động xã hội để mỗi thành viên đóng góp hiệu quả nhất trong công việc trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường.
Nội dung, chương trình GDHN mang tính cơ bản, thiết thực: GHDN phải chỉ rõ cho người học có nhận thức đúng đắn về vai trò định hướng nghề nghiệp mà xã hội đang cần, đồng thời giúp các em lựa chọn hướng đi của mình một cách tốt nhất, phù hợp với năng lực học tập và sở trường của mình. Lựa chọn tiếp tục học lên và đi vào các trường cao đẳng, đại học hay lựa chọn con đường học nghề phù hợp với khả năng của mình, các em sẽ có tương lai rõ ràng hơn, một môi trường học tập, rèn luyện tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội và cho bản thân.
Đảm bảo cho người học được tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, đồng thời phát huy và giữ vững những bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc; bảo đảm sự cân đối giữa tri thức văn hóa, khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho HS nhanh chóng tiếp cận với nghề nghiệp, đặc biệt các ngành nghề nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương và đất nước
Nội dung chương trình GDHN phải gắn với cuộc sống, đáp ứng mục tiêu giáo dục, HS phải hiểu rõ bản thân mình từ sở thích, khả năng, có tính
33
đến giá trị nghề nghiệp. Vì mỗi người không thể tách riêng độc lập mà sống trong môi trường bao gồm các yếu tố tác động xung quanh bên ngoài như: gia đình, bạn bè, cộng đồng xã hội, môi trường kinh tế, giáo dục … Các yếu tố này có liên quan mật thiết đến định hướng nghề nghiệp, phát triển nghề nghiệp bản thân. Việc HS bậc THCS nhận thức đúng đắn các tác động bên ngoài thì các em sẽ có những quyết định hợp lý, chọn lựa nghề nghiệp thỏa mãn nguyện vọng, sở thích của bản thân.
- Nội dung chương trình GDHN vừa sát với thực tiễn nhu cầu xã hội, vừa phù hợp với khả năng, sở thích, điều kiện hoàn cảnh gia đình, có như vậy thì nghề chọn sẽ dễ thành công và bản thân mới phát triển hết tiềm năng chuyên môn đối với nghề nghiệp. Để xác định đúng đắn việc chọn nghề, GDHN cần cho HS tiếp cận với ngành nghề địa phương có nhu cầu thông qua các kênh thông tin, truyền thông, tài liệu hướng nghiệp của thầy cô giáo giảng dạy. Hơn nữa, một nội dung rất quan trọng là cho HS tham quan các cơ sở sản xuất, cơ quan xí nghiệp ở địa phương để các em có cơ hội tìm hiểu định hướng tương lai nghề nghiệp của bản thân.