Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 111 - 113)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng

tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý phân luồng HS sau THCS theo hướng tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với nhà trường THCS trong công tác hướng nghiệp cho HS.

Quản lý nhà nước trong công tác phân luồng HS sau THCS cần tập trung xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dạy nghề, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế chính sách khuyến khích, huy động và tạo điều kiện cho toàn xã hội tham gia vào đào tạo nghề, không làm thay công tác quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Kiểm tra, đánh giá trong quản lý hướng nghiệp là quá trình thu thập và trao đổi thông tin nhằm xem xét, đánh giá các hoạt động hướng nghiệp có theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và chất lượng dự kiến hay không?

Kiểm tra phải đi đôi với đánh giá. Đánh giá là quá trình xử lý các thông tin thu thập được qua kiểm tra, từ đó đưa ra các nhận định về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp.

Có căn cứ để đưa ra hoặc hoàn thiện các quyết định quản lý, đồng thời có cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp của các quyết định quản lý GDHN. Qua đó, có sự điều chỉnh kịp thời đối với những quyết định quản lý chưa phù hợp và hoặc kém hiệu quả trong thực tiễn.

98

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Phát hiện mức độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ GDHN của các đơn vị phối hợp, phòng GDĐT, các trường THCS, các bộ phận (nhóm), cán bộ, GV trong trường và tiến hành điều chỉnh những sai lệch;

Kiểm tra xem xét các hoạt động hướng nghiệp của các cơ sở giáo dục và các đơn vị liên quan có phù hợp với nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch hay không. Xem xét tình hình thực hiện kế hoạch GDHN có phù hợp với các nguồn lực hiện có của cơ sở giáo dục.

Đối chiếu và đo lường kết quả đạt được của mỗi hoạt động GDHN với chuẩn đã đề ra để đánh giá kết quả GDHN so với kế hoạch giáo dục hướng nghiệp;

Hiệu chỉnh và sửa lại những chuẩn đánh giá nếu thấy cần thiết.

Trong quá trình quản lý hướng nghiệp, đơn vị thường trực cử cán bộ quản lý hướng nghiệp nên ưu tiên dành thời gian cho công tác kiểm tra. Có thể kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS theo nhiều cách khác nhau như:

- Kiểm tra đột xuất, không báo trước để các đơn vị, nhà trường và GV luôn có tinh thần sẵn sàng kiểm tra, có ý thức tự kiểm tra;

- Kiểm tra có báo trước để các đơn vị, nhà trường và GV tập trung chuẩn bị. Qua đó, thể hiện được trách nhiệm, mức độ, khả năng chuyên môn đối với thực hiện nhiệm vụ GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS; Đánh giá đúng khả năng của các đơn vị, nhà trường và năng lực của GV, đồng thời tạo được không khí thi đua trong giáo dục hướng nghiệp.

- Kết hợp kiểm tra đột xuất với kiểm tra, đánh giá có báo trước.

- Kiểm tra theo chuyên đề: khi thấy có vấn đề nào đó nổi cộm trong việc thực hiện các nhiệm vụ hướng nghiệp, có thể tiến hành kiểm tra theo

99

chuyên đề để đánh giá lại vấn đề đó cho chính xác.

Trong việc đánh giá, kiểm tra việc phối hợp cần phải lưu ý đến tính thống nhất, toàn vẹn của bên liên quan. Việc thực hiện các mối quan hệ phối hợp cần dựa trên những quy định có tính nguyên tắc để bảo đảm sự bền vững, lâu dài, hiệu quả. Cần phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các bên tham gia, đảm bảo tính hiệu quả của từng hoạt động. Mọi hoạt động đều đem lại kết quả cụ thể để tạo niềm tin cho hoạt động tiếp sau, đảm bảo niềm hứng khởi cho hoạt động tiếp theo, từ chỗ các lực lượng xã hội tham gia hoạt động theo yêu cầu đến tự giác, tích cực. Luôn lưu ý mỗi đơn vị, tổ chức, lực lượng xã hội đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Do vậy nhiều nội dung công việc để phối hợp thì phải dựa trên cơ sở pháp lý và phải đúng người, đúng việc. Cùng với cơ sở pháp lý, quá trình làm việc cần kết hợp truyền thống, tình cảm, giá trị của đơn vị, cá nhân để đạt hiệu quả cao nhất từ đó duy trì mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kế hoạch phân luồng HS sau THCS thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý trong đó quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phối hợp thực hiện hoạt động GDHN phân luồng HS sau THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)