8. Cấu trúc luận văn
1.2.7. Khái niệm về quản lý phân luồng học sinh sau trung học cơ sở
Quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng là quá trình tổ chức và điểu khiển các hoạt động của hệ thống theo những mục tiêu nhất định. Hiểu một cách chung nhất, quản lý phân luồng HS sau THCS là sự tác động của các cấp quản lý giáo dục, của các cơ sở giáo dục đối với HS và CMHS. Cụ thể hơn, quản lý phân luồng HS sau THCS được hiểu là sự tác động của cơ quan quản lý đối với HS, CMHS cấp học THCS nhằm tách dòng HS sau THCS ra thành từng luồng nhỏ hơn, tách biệt phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực nước ta và phù hợp với hướng phát triển của HS sau THCS.
Việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với phân luồng HS sau THCS không ngoài mục đích làm cho HS lựa chọn đúng đắn nhất về hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của địa phương và quốc gia.
27
chức của các cấp quản lý giáo dục vào việc tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hoạt động hướng nghiệp, cơ sở của công tác phân luồng, trong và ngoài trường THCS (với sự hỗ trợ đắc lực và có hiệu quả của các lực lượng xã hội) nhằm định hướng, giúp cho HS sau THCS được tiếp tục học ở THPT, học TCCN, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội.
Chỉ thị số 10-CT/TƯ ngày 5-12-2011 của Bộ chính trị nêu rõ “đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 30% số HS tốt nghiệp THCS đi học nghề”. Quyết định 522/QĐ-TTg ngày 14-5-2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” cũng nêu rõ mục tiêu đến năm 2020 là
“Phấn đấu ít nhất 30% HS tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%”
nhưng thực tế số HS tốt nghiệp THCS tham gia học nghề hiện nay có tỷ lệ rất thấp so với mục tiêu đặt ra.