8. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Yếu tố khách quan
Những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới việc quản lý hoạt động GDHN và phân luồng HS bao gồm: Chính sách phát triển kinh tế - xã hội; các yếu tố của thị trường lao động; môi trường giáo dục, nguyện vọng của gia đình; công tác truyền thông và thông tin nghề nghiệp; các điều kiện cơ sở vật chất, chế độ cho người làm công tác hướng nghiệp;…
Thị trường lao động, đây là yếu tố luôn biến đổi không ngừng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự chọn lựa nghề nghiệp của HS. Vì trong một giai đoạn nhất định nào đó, sẽ có một số ngành nghề cần nhiều nguồn nhân lực, nhưng
45
sau vài năm khi nguồn cung nhân lực quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng bão hòa và tăng nguy cơ thất nghiệp.
Các bậc cha mẹ HS có vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em, họ là cầu nối, là nhà tư vấn gần gủi nhất giúp các em chọn lựa hướng đi phù hợp, tuy vậy cũng không ít các bậc cha mẹ HS buộc con em mình phải thi vào đại học chuyên ngành theo ý thích mà ở đó không phù hợp với khả năng và sở trường các em. Tâm lý trọng bằng cấp của cha mẹ HS muốn con em mình phải qua đại học khó chấp nhận cho con em mình học trong các trường dạy nghề; chất lượng của hệ thống các trường đào tạo nghề.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cơ sở khái quát lịch sử nghiên cứu về vấn đề phân luồng HS sau THCS, luận văn đã tiến hành hồi cứu tư liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu vấn đề quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phân luồng HS sau THCS.
Giáo dục hướng nghiệp có ý nghĩa giáo dục, kinh tế, chính trị, xã hội vô cùng quan trọng. Giữa GDHN và phân luồng HS sau THCS mối quan hệ chặt chẽ. Thực hiện tốt công tác này sẽ có thể định hướng GDHN theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực một cách khoa học, hiệu quả.
Quản lý giáo dục hướng nghiệp phải hướng theo nhu cầu xã hội, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho xã hội, giúp HS THCS làm quen và tiếp xúc với nghề, tiếp cận với kỹ thuật và công nghệ sản xuất.
Những vấn đề được trình bày và làm rõ tại Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng và vững vàng cho việc tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, từ đó làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng HS sau THCS ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
46
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP THEO HƢỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU