Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 103 - 105)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng

3.2.1. Xây dựng kế hoạch phân luồng học sinh sau trung học cơ sở thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Để công tác phân luồng HS sau THCS đạt được hiệu quả, các cấp quản lý, các nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới trường lớp và kế hoạch phân luồng HS sau THCS ở các cấp quản lý thống nhất và đồng bộ để tập trung được các nguồn lực, thu hút được HS vào các luồng khác nhau phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bản thân.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Chính quyền tỉnh Bình Định cần thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, kế hoạch phân luồng HS ngắn hạn và dài hạn dựa trên dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương. Mạng lưới trường lớp có tác động trực tiếp đến việc phân luồng HS sau THCS. Đây là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền tỉnh với vai trò tham mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, chính quyền tỉnh cần thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường THPT, các trường TCCN, các trường trung cấp nghề, các trường cao đẳng nghề, các cơ sở dạy nghề, trung tâm GDHN-GDTX một cách hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của thành phố. Đặc biệt, chính quyền tỉnh Bình Định cần thực hiện dự báo dân số, số HS

90

trong tương lai, nhu cầu lao động theo ngành nghề toàn tỉnh, của từng thành phố, thị xã, huyện để từ đó làm cơ sở thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp chi tiết cho từng thành phố, thị xã, huyện trực thuộc.

Dựa trên kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới trường lớp của tỉnh, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch phân luồng HS sau THCS hàng năm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của địa phương. Trong bản kế hoạch cần xác định rõ các mục tiêu và nguồn lực để thực hiện các hoạt động phần luồng HS sau THCS tại địa phương.

Dựa trên kế hoạch phân luồng HS sau THCS của UBND thành phố và hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường thực hiện xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp cho HS trong từng năm học. Kế hoạch tổ chức các hoạt động cần dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu HS về hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS và xu hướng chọn nghề của HS, cùng với đó cần dựa vào các văn bản quản lý nhà nước để thực hiện xây dựng kế hoạch phân luồng riêng cho trường mình.

Về nội dung, nhiệm vụ và giải pháp, trong kế hoạch phân luồng HS sau THCS của thành phố cần thể hiện rõ những nội dung mà các trường THCS cần phải thực hiện. Các trường THCS trực thuộc thành phố cần thực hiện tốt công tác GDHN trong nhà trường theo chương trình quy định; Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp 9 tìm hiểu hoàn cảnh, khả năng, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình của HS để có biện pháp định hướng tốt nghề nghiệp cho các em; Phối hợp với các trường, cơ sở đào tạo trung cấp nghề, TCCN để tư vấn phân luồng cho HS.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Ban chỉ đạo phân luồng HS với thành phần là đại diện chính quyền các cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo, các Sở/Phòng tài

91

chính; lao động, hội khuyến học, hiệu trưởng các trường THCS, THPT, giám đốc trung tâm GDTX, giám đốc trung tâm GDNN-GDTX, trung tâm dạy nghề và một số doanh nghiệp.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận tham mưu lập kế hoạch của các cấp quản lý, của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)