8. Cấu trúc luận văn
2.1.2 Khái quát về tình hình giáo dục THCS thành phố Quy Nhơn
Mạng lưới trường lớp ở các cấp học được duy trì và tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn thành phố. Năm học 2019-2020 thành phố Quy Nhơn có 21 trường THCS (20 trường THCS và 01 trường TH&THCS Nhơn Châu) với tổng số 17.858 HS /430 lớp. Toàn cấp THCS có 17/21 trường đạt chuẩn quốc gia và có 14/21 trường được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
Thành phố Quy Nhơn được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 năm 2019 theo Quyết định 58/QĐ-UBND ngày 07/01/2020 của UBND tỉnh Bình Định.
Công tác sắp xếp, sáp nhập trường lớp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho HS đến trường. Hiện nay trên địa bàn 21 phường, xã đều có trường mầm non, tiểu học và THCS; cơ sở vật chất, TBDH tiếp tục được đầu tư và tăng cường, đáp ứng kịp thời tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch dạy học theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định thông qua việc xây dựng và thực hiện dạy học chủ đề theo định
50
hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS ở tất cả các môn học từ năm học 2019-2020, nhằm mục đích tiếp cận định hướng đổi mới giáo dục phổ thông 2018 thực hiện từ năm học 2020-2021.
Đổi mới hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS theo các văn bản đã triển khai. Bước đầu thực hiện đánh giá thường xuyên kết quả dạy học, giáo dục của HS qua các hình thức: quan sát các hoạt động trên lớp; qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; qua kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật; qua kết quả thực hành, thí nghiệm; qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, trao đổi chuyên môn qua hệ thống “trường học kết nối”; hướng dẫn HS tham gia cuộc thi KHKT; thực hiện tốt các nội dung giáo dục tích hợp, lồng ghép vào các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, GDHN theo quy định; rèn cho HS phương pháp tự học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; qua đó góp phần hạn chế tỷ lệ HS yếu kém, từng bước khắc phục tình trạng HS lưu ban, bỏ học.
Triển khai quyết định 3517/QĐ-UBND ngày 30/9/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS phổ thông giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Trong công tác xây dựng đội ngũ, tập thể lãnh đạo Phòng đã kịp thời triển khai và chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV và chuẩn hiệu trưởng các cấp học; cử CBQL và GV tham dự đầy đủ các đợt bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ do Sở GD&ĐT tổ chức;
Về chất lượng đội ngũ, tỷ lệ GV đạt chuẩn toàn ngành đạt 100%, vượt chuẩn cấp THCS 97,71%. Toàn ngành hiện nay có 59 thạc sỹ, riêng cấp
51
THCS có 46 thạc sỹ.
Cùng với việc xây dựng bổ sung phòng học mới, ngành đã tập trung công tác cải tạo, nâng cấp CSVC cũ đã xuống cấp, mua sắm bổ sung TBDH để đáp ứng công tác dạy học của các trường. Nhiệm kỳ 2015-2020, ngành Giáo dục đã được bố trí từ nguồn bổ sung có mục tiêu và ngân sách thành phố để sửa chữa CSVC và mua sắm trang thiết bị dạy học với 95 hạng mục cho các trường mầm non, tiểu học và THCS.
Tăng cường các giải pháp để giảm tỷ lệ HS yếu kém và HS bỏ học, tăng tỷ lệ HS khá giỏi. Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
Bảng 2.1. Số liệu hạnh kiểm, học lực năm học 2017-2018, 2018-2019 và học kỳ I 2019- 2020 của thành phố Quy Nhơn (Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn)
Năm học Xếp loại 2017-2018 2018-2019 2019-2020 (HKI) HẠNH KIỂM Tốt SL 13.808 14.347 13.484 % 81,34 82,59 75,91 Khá SL 2.871 2.747 3.747 % 16,91 15,81 21,09 TB SL 283 268 490 % 1,67 1,54 2,76 Yếu SL 14 9 42 % 0,08 0,05 0,24 HỌC LỰC Giỏi SL 4.509 4.371 3.181 % 26,56 25,16 17,91 Khá SL 7.165 7.387 6.931 % 42,21 42,52 39,02 TB SL 4.946 5.179 6.321 % 29,14 29,81 35,59 Yếu SL 348 427 1.314 % 2,05 2,46 7,40 Kém SL 8 7 16 % 0,05 0,04 0,09 Tổng số HS 16.976 17.371 17.763
Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và người học trong toàn ngành; đẩy mạnh triển khai Đề án nâng
52
cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Tăng cường ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy và học, khuyến khích GV soạn bài giảng điện tử và tham gia trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua hệ thống "Trường học kết nối". Tích cực phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động và học tập của ngành.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, chính trị, đạo đức cho đội ngũ CBQL và GV, nâng cao hơn nữa tỷ lệ GV vượt chuẩn. Thực hiện tốt công tác phối hợp 3 môi trường giáo dục, phát huy hoạt động của công tác khuyến học và các trung tâm học tập cộng đồng góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục của thành phố phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.