Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 120 - 125)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Kết quả khảo sát

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo hƣớng phân luồng học sinh sau THCS ở thành phố

Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Các biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) RCT CT CT KCT HT KCT ĐTB RKT KT KT KKT HT KKT ĐTB (5đ) (4đ) (3đ) (2đ) (1đ) (5đ) (4đ) (3đ) (2đ) (1đ) Nội dung 1 56,88 39,38 3,75 0,00 0,00 4,53 49,38 33,75 15,63 1,25 0,00 4,31 Nội dung 2 40,63 39,38 20,00 0,00 0,00 4,21 48,13 41,88 10,00 0,00 0,00 4,38 Nội dung 3 41,25 34,38 24,38 0,00 0,00 4,17 43,75 40,00 16,25 0,00 0,00 4,28 Nội dung 4 54,38 32,50 13,13 0,00 0,00 4,41 43,13 33,75 20,00 1,88 0,00 4,17 Nội dung 5 50,00 38,13 11,88 0,00 0,00 4,38 51,25 37,50 11,25 0,00 0,00 4,40 Điểm trung bình chung 4,34 4,33 Ghi chú:

Nội dung 1: Xây dựng kế hoạch phân luồng HS sau trung học cơ sở thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý.

Nội dung 2: Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng HS sau trung học cơ sở.

Nội dung 3: Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV, nhân viên tư vấn hướng nghiệp, phân luồng về chuyên môn, nghiệp vụ.

Nội dung 4: Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS.

107

Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo hƣớng phân luồng học sinh sau THCS

ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phân luồng học sinh sau trung học cơ sở thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý tính cấp thiết đạt 96,25% có số điểm trung bình đạt mức 1 (4,53) tính khả thi đạt 83,13% với điểm trung bình mức 2 (4,31). Biện pháp này trước hết cần triển khai ở quản lý cấp tỉnh, đến cấp huyện và các phòng, ban chuyên môn đến nhà trường. Từ đó cấp quản lý mới quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện đúng mức đối với công tác ở cấp thực thi cơ sở.

Biện pháp 2: Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở có tính cấp thiết đạt 80% (4,21) và khả thi đạt 90% (4,38) tỷ lệ phần trăm tính khả thi cao nhất trong các biện pháp được đưa ra. Sở dĩ biện pháp này có tính khả thi cao như vậy là do nó nằm trong phạm vi khả năng của nhà trường và GV đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Biện pháp 3: Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên tư vấn hướng nghiệp, phân luồng về chuyên môn, nghiệp vụ có tỉ lệ cấp thiết là 75,63% (4,17) và tỉ lệ khả thi là 83,75% (4,28) là biện pháp có tỷ lệ phần trăm cấp thiết thấp nhất trong các biện pháp đề xuất vì GV mong muốn

108

được tham gia các lớp bồi dưỡng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công tác GDHN trong nhà trường THCS, bổ sung những thiếu hụt nghiệp vụ và cập nhật thông tin về hướng nghiệp. Tính khả thi cao hơn cấp thiết do biện pháp này nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục có thể chủ động thực hiện có hiệu quả.

Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng

HS sau THCS là biện pháp có tính cấp thiết đạt 86,88% với điểm trung bình 4,41 một tỷ lệ khá cao và tính khả thi đạt 76,88%. Đây là biện pháp có tỷ lệ tính khả thi thấp nhất trong các biện pháp đề xuất trong khi tính cấp thiết cao cho thấy CBQL, GV nhận định việc kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDHN là một việc khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng có tính cấp thiết cao nên cần có phương án triển khai thực hiện.

Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh đạt tỷ lệ cấp thiết là 88,13% và tỷ lệ khả thi là 88,75%, như vậy, đây cũng là biện pháp đạt được tỷ lệ cao về tính khả thi, cần triển khai thực hiện.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý GDHN theo hướng phận luồng HS sau THCS ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cùng 5 nguyên tắc đề xuất biện pháp có thể đề xuất 5 biện pháp quản lý GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS cho các trường THCS của thành phố Quy Nhơn mang tính thiết thực góp phần cho công tác GDHN đạt được mục tiêu đề ra.

Các nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý GDHN đã được đề cập như trên hoàn toàn phù hợp và sát thực tiễn làm cho GDHN đi đúng hướng và đạt chất lượng hiệu quả. Các biện pháp được đề xuất là những biện pháp cấp thiết và có tính khả thi. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ nên cần được triển khai đồng bộ trong phạm vi toàn thành phố nhằm đạt được mục tiêu GDHN và phân luồng HS sau THCS theo nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương.

109

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Về lý luận

Trên cơ sở kế thừa, nghiên cứu lý luận, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về một số vấn đề cơ bản của hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Trong đó đã đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ vai trò của hoạt động GDHN đối với phân luồng HS sau THCS, lý luận về hoạt động GDHN đối với phân luồng HS sau THCS, các mối quan hệ giữa các lực lượng tham gia hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS, các yếu tố ảnh hướng đến phân luồng HS sau THCS. Đã làm rõ vai trò của các cấp quản lý trong phân luồng HS sau THCS, trách nhiệm CBQL nhà trường bao gồm: quản lý lập kế hoạch, quản lý về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức GDHN, quản lý công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV, quản lý về kiểm tra, đánh giá các lực lượng phối hợp trong công tác GDHN phân luồng HS sau THCS.

1.2. Về thực tiễn

Phân luồng HS là xu hướng tất yếu của mọi hệ thống giáo dục trên toàn thế giới và lựa chọn thời điểm phân luồng là sau THCS cũng là lựa chọn của nhiều quốc gia. Phân luồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi đất nước và đặc biệt quan trọng đối với nước ta trong bối cảnh đất nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phân luồng HS sau THCS là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong trường THCS, tạo điều kiện để HS sau khi tốt nghiệp THCS, tiếp tục học ở THPT, học TCCN, học trung cấp nghề, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội.

110

dài và phức tạp, gắn liền với quá trình đổi mới, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển về mọi mặt của đất nước. Phân luồng HS sau THCS là một hoạt động quan trọng của nhà trường và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Phân luồng HS sau THCS còn là nhiệm vụ của Nhà nước, do đó cần có sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, sự phối hợp của các lực lượng xã hội để công tác này được thực hiện một cách khoa học, hợp lý, thực tiễn và đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đất nước.

Các biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS ở thành phố Quy Nhơn cần phải phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo của địa phương, cũng như đặc điểm tâm sinh lý của HS. Muốn công tác phân luồng HS sau THCS đạt được sự hiệu quả, giúp đạt được mục tiêu phân luồng HS sau THCS trên địa bàn cần thực hiện đồng bộ và quyết liệt các biện pháp sau:

- Xây dựng kế hoạch phân luồng HS sau trung học cơ sở thống nhất và đồng bộ ở các cấp quản lý.

- Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS sau trung học cơ sở.

- Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ GV, nhân viên tư vấn hướng nghiệp, phân luồng về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động GDHN theo hướng phân luồng.

- Huy động các nguồn lực xã hội tham gia GDHN và phân luồng HS. Với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, giáo dục luôn đóng vai trò là quốc sách hàng đầu, giải pháp hữu hiệu nhất. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong bối

111

cảnh cạnh tranh toàn cầu. Quốc gia nào có nguồn nhân lực chất lượng cao càng lớn thì càng có lợi thế trong cạnh tranh. Việc giúp HS lựa chọn luồng sau THCS phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu của đất nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra được lực lượng lao động chất lượng cao với cơ cấu hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các biện pháp vẫn cần có sự linh hoạt, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế từng trường, từng địa phương cụ thể.

2. KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)