Nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 98 - 101)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Nguyên nhân thực trạng

Yếu tố tâm lý xã hội về bằng cấp, định kiến nghề nghiệp, coi con đường học lên THPT rồi sau đó là học lên CĐ, ĐH, thậm chí muốn có bằng cấp cao hơn nữa là con đường tương lai nhất, vẻ vang nhất hiện vẫn còn chi phối rất nhiều tới việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS của HS. Tâm lý xã hội này không dễ để một sớm một chiều có thể thay đổi.

85

CMHS có ảnh hưởng lớn đến việc chọn nghề của HS sau THCS, gần như quyết định việc chọn hướng đi nào sau THCS của HS (Biểu đồ 2.6). Việc định hướng giá trị nghề nghiệp của cá nhân xếp thứ bậc 4 sau ảnh hưởng của bố mẹ và gia đình (thứ bậc 1 và 2).

Biểu đồ 2.6. Đánh giá về yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động GDHN theo hƣớng phân luồng học sinh sau THCS

Đây là vấn đề nan giải và cần sự chung tay giải quyết của toàn xã hội chứ không chỉ của riêng nhà trường, gia đình, chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn. Mặc dù nhận thức được vai trò của GDHN phân luồng HS sau THCS nhưng thực tế thực hiện việc phân luồng HS sau THCS chưa phù hợp với nhận thức, do thiếu thông tin về các luồng sau THCS, nhu cầu về thị trường lao động, chính sách học liên thông. Điều này đến từ công tác tuyền truyền, phổ biến kiến thức về hệ thống giáo dục quốc dân chưa được quan tâm thực hiện.

Các cấp quản lý chưa thực sự coi trọng công tác phân luồng HS sau THCS, do đó hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan còn ít. Cơ chế quản lý công tác phân luồng HS sau THCS còn chậm đổi mới, chồng chéo. Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục chưa thực sự trao quyền và

86

tạo điều kiện cho các nhà trường chủ động trong công tác GDHN, tư vấn hướng nghiệp cho HS về cơ chế và kinh phí.

Thông tin về thị trường lao động địa phương, khu vực, giá trị nghề, ngành nghề mới thường xuyên biến động nhưng đội ngũ GV làm công tác GDHN của các trường THCS kiêm nhiệm nhưng lại không được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ hướng nghiệp, thông tin hướng nghiệp nên các hoạt động tổ chức hướng nghiệp chưa phong phú, đa dạng, hấp dẫn với HS. Các hoạt động dạy và học của các trường THCS quá nhiều đẫn đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tư vấn hướng nghiệp chưa thực sự được chú trọng. Đội ngũ cán bộ làm công tác hướng nghiệp phần lớn là các GV bộ môn kiêm nhiệm, không được đào tạo bài bản nên trình độ và nghiệp vụ về tư vấn hướng nghiệp còn rất hạn chế.

Tiểu kết chƣơng 2

Phân luồng HS sau THCS là một công tác quan trọng và đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của các cấp quản lý, nhà trường, gia đình và xã hội. Công tác phân luồng HS sau THCS chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Các cấp quản lý từ tỉnh cho tới thành phố, các nhà trường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đã luôn thực hiện hoạt động phân luồng theo đúng quy định góp phần phân luồng HS sau THCS trên địa bàn. Tuy nhiên, các nội dung quản lý phân luồng HS sau THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn còn chưa được thực hiện đồng bộ, tồn tại những hạn chế. Điều này dẫn tới công tác phân luồng HS sau THCS gặp những khó khăn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

Như vậy, có thể thấy rằng công tác quản lý phân luồng HS sau THCS tại thành phố Quy Nhơn vẫn còn có những bất cập cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động GDHN theo hướng phân luồng HS sau THCS ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

87

Chƣơng 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP THEO HƢỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG

HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)