8. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
21
cầu phát triển xã hội. Này nay, với sứ mệnh phát triển GDTX, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà giáo dục cho mọi người.
Quản lý giáo dục được tiếp cận dưới hai góc độ đó là góc độ vĩ mô và góc độ vi mô.
Ở góc độ vĩ mô chủ thể quản lý giáo dục là hệ thống các cơ quan quản lý giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, đối tượng của quản lý là hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống quản lý, mục tiêu của quản lý là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, vì vậy khái niệm quản lý giáo dục có thể hiểu như sau: “Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục” [39].
Ở góc độ vi mô chủ thể quản lý giáo dục là chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục), đối tượng của quản lý là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào các quá trình đó (GV, HS, các lực lượng khác, cơ sở vật chất, tài chính …), vì vậy khái niệm quản lý có thể hiểu như sau: “Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường Việt Nam đó là hình thành phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội” [39].
Quản lý giáo dục được hiểu là sự tác động của chủ thể đến khách thể, đối tượng quản lý trong hoạt động giáo dục. Quản lý giáo dục là một dạng quản lý xã hội trong đó diễn ra các hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực; các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng
22
quản lý được thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm tạo ra sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục.
Để tổ chức được một hoạt động giáo dục trong nhà trường có hiệu quả, trước hết, cần xác định rõ mục tiêu mà hoạt động đó cần đạt tới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, các nhà quản lý xây dựng những nội dung giáo dục phù hợp để đạt tới mục tiêu đó, đồng thời chỉ ra các cách thức thực hiện để triển khai các nội dung đã được xác định. Để đảm bảo cho quá trình triển khai đạt kết quả, cần phải chỉ nhân sự, về chương trình, tài liệu, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính là các điều kiện tiên quyết và việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục sẽ là những yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt kết quả mong muốn. Cần nhận thức rõ giáo dục là một hoạt động có tổ chức. Vì vậy, trong quá trình triển khai, cần phải đảm bảo tất cả các khâu của chu trình quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện.