8. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo
hướng phân luồng học sinh sau THCS
Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội [18].
Nói cách khác, hướng nghiệp được bắt đầu từ khi HS đến trường đến khi các em có một nghề trong tay mà trọng tâm vẫn là ở trường phổ thông và nền tảng của hướng nghiệp vẫn là hướng nghiệp ở trường THCS.
34
Giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn HS, ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân [8].
Giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông có nghiệm vụ: Giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho HS làm quen với một số nghề phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng HS để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên HS đi vào những nghề, những nơi đang cần [8].
Hướng nghiệp được tiến hành qua 4 giai đoạn: giáo dục nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề, thích ứng nghề. Trách nhiệm chính ở 2 giai đoạn đầu là nhà trường phổ thông, còn 2 giai đoạn cuối là trách nhiệm của các trường doanh nghiệp, TCCN, CĐ, ĐH. Nhưng các trường CĐ, ĐH và TCCN phải giúp trường phổ thông làm công tác hướng nghiệp gắn chặt với trách nhiệm của toàn xã hội.
Giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua 4 con đường: qua chương trình hướng nghiệp, qua các môn khoa học cơ bản, qua môn công nghệ và lao động sản xuất, qua tham quan, sinh hoạt ngoại khoá. Nhưng dù qua con đường nào cũng đều hướng tới một mục đích chung là hình thành hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề cho HS.
Giáo dục THCS nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [37]. Tốt nghiệp THCS, HS sẽ có 3 sự lựa chọn thông qua 3 hình thức tuyển sinh: vào THPT, vào giáo dục nghề nghiệp hoặc vào GDTX.
35
giáo dục toàn diện ở các cơ sở giáo dục, thực hiện phân luồng đào tạo sau khi HS học hết chương trình THCS.
Sơ đồ 1.2. Các hình thức giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở