Tiêu chuẩn và thang đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 67 - 97)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.5. Tiêu chuẩn và thang đánh giá

Các câu hỏi trong phiếu khảo sát được đánh giá theo thang điểm như sau:

- Rất đồng ý/Rất phù hợp/Rất đáp ứng/Rất hiệu quả/Rất thường xuyên/Rất cấp thiết/Rất khả thi có giá trị 5.

- Đồng ý/ Phù hợp/Đáp ứng/Hiệu quả/Thường xuyên/Cấp thiết/Khả thi có giá trị 4.

- Tương đối đồng ý/Tương đối phù hợp/Tương đối đáp ứng/Tương đối hiệu quả/Tương đối thường xuyên/Tương đối cấp thiết/Tương đối khả thi có giá trị 3.

- Không đồng ý/Không phù hợp/Không đáp ứng/Không hiệu quả/Không thường xuyên/Không cấp thiết/Không khả thi có giá trị 2.

54

đáp ứng/ Hoàn toàn không hiệu quả/Hoàn toàn không thường xuyên/Hoàn toàn không cấp thiết/Hoàn toàn không khả thi có giá trị 1.

Quy ước thang điểm:

- Mức 1: (Rất): điểm trung bình chung 4,50 -> 5,00.

- Mức 2: (Đồng ý/Phù hợp/Đáp ứng/Hiệu quả/Thường xuyên/Cấp thiết/Khả thi): điểm trung bình chung 3,50 -> 4,49.

- Mức 3: (Tương đối): điểm trung bình chung 2,50 -> 3,49. - Mức 4: (Không): điểm trung bình chung 1,50 -> 2,49. - Mức 5: (Hoàn toàn không): điểm trung bình chung <1,50.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng phân luồng học sinh sau THCS ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng vai trò của hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

Công tác phân luồng HS sau THCS muốn đạt được hiệu quả như mong đợi, trước hết CBQL và GV những người trực tiếp thực hiện phải nhận thức rõ ràng về khái niệm, mục đích, ý nghĩa nhiệm vụ mình đang làm, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn cho CMHS và HS hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc chọn hướng đi thích hợp cho con em mình, cho bản thân HS.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL và GV về vai trò của hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng phân luồng sau THCS

Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Thứ bậc Rất đồng ý Đồng ý Tƣơng đối đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Nội dung 1 70,00 23,13 6,87 0,00 0,00 4,63 1 Nội dung 2 66,88 24,38 8,74 0,00 0,00 4,58 2 Nội dung 3 29,38 41,24 29,38 0,00 0,00 4,00 6 Nội dung 4 53,13 28,74 18,13 0,00 0,00 4,35 4 Nội dung 5 53,13 32,50 14,37 0,00 0,00 4,39 3 Nội dung 6 40,00 33,75 26,25 0,00 0,00 4,14 5 Trung bình chung 4,35

55

Ghi chú:

Nội dung 1: Phân luồng HS sau THCS là phân luồng sớm, tích cực nhằm giải quyết nhu cầu nguyện vọng của người học và của xã hội.

Nội dung 2: PLHS sau THCS để giảm HS vào THPT (luồng chính); tăng HS vào GDTX, TCCN và học nghề (luồng phụ).

Nội dung 3: Giáo dục hướng nghiệp trong trường THCS có tác động lớn đến công tác phân luồng sau THCS.

Nội dung 4: PLHS sau THCS là nhằm phát huy năng lực của HS tốt nhất theo khả năng, hoàn cảnh, điều kiện mà HS có.

Nội dung 5: PLHS sau THCS là biện pháp thực hiện hợp lý hóa xu hướng phân hóa của HS sau THCS trên cơ sở năng lực học tập, nguyện vọng của HS và nhu cầu xã hội.

Nội dung 6: PLHS sau THCS là góp phần tạo sự phát triển cân đối về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực và cơ hội được học tập suốt đời.

Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về vai trò phân luồng HS sau THCS được thể hiện ở Bảng 2.2 cho thấy, đa số CBQL và GV đồng ý với các nội dung về vai trò của công tác phân luồng HS sau THCS với điểm trung bình chung là 4,35. Trong đó nội dung 1, 2 có mức đánh giá đạt mức 1 với điểm trung bình lần lượt là 4,63; 4,58. Thể hiện CBQL và GV nhận biết được tầm quan trọng của việc phân luồng HS sau THCS. Việc lựa chọn 70% rất đồng ý ở nội dung 1 cho thấy phân luồng HS sau THCS là một nhu cầu, yêu cầu của xã hội gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó xếp thứ bậc 6 cuối cùng của đánh giá là GDHN trong trường THCS có tác động lớn đến công tác phân luồng sau THCS, đánh giá này thể hiện hoạt động GDHN trong nhà trường THCS còn có hạn chế nhất định, hạn chế này ảnh hưởng đến việc hình thành giá trị nghề nghiệp của HS, dẫn đến tác động tích cực đối với HS chưa cao. Qua đánh giá các nội dung từ nội dung 4 đến nội dung 6 và nhất là nội dung 6 được đánh giá 4,14 điểm, xếp thứ bậc 5. Phân luồng HS sau THCS là góp phần tạo sự phát triển cân đối về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực và cơ hội được học tập suốt đời. Rõ ràng phân luồng sớm sau THCS sẽ giải quyết được nhu cầu của xã hội, nguyện vọng của người học, góp phần tạo sự phát

56

triển cân đối nguồn nhân lực của địa phương phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh của cá nhân, tuy nhiên qua đó cũng phản ánh được chính sách hay thông tin về cơ hội học tập suốt đời, liên thông cấp học cao hơn chưa được rõ ràng phần nào ảnh hưởng đến định hướng nghề của HS. Như vậy, GDHN có vai trò định hướng cho HS trong việc lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân và xã hội.

Bảng 2.3. Đánh giá của CMHS và HS về vai trò của hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng phân luồng sau THCS

Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Thứ bậc Rất đồng ý Đồng ý Tƣơng đối đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Nội dung 1 30,50 29,25 15,25 18,00 7,00 3,58 4 Nội dung 2 22,25 22,75 28,50 20,25 6,25 3,35 6 Nội dung 3 23,00 24,25 26,75 20,50 5,50 3,39 5 Nội dung 4 32,75 26,50 26,00 8,50 6,25 3,71 1 Nội dung 5 29,25 25,50 28,25 10,75 6,25 3,61 3 Nội dung 6 29,75 25,25 28,00 12,50 4,50 3,63 2 Trung bình chung 3,54 Ghi chú:

Nội dung 1: Phân luồng HS sau THCS là phân luồng sớm, tích cực nhằm giải quyết nhu cầu nguyện vọng của người học và của xã hội.

Nội dung 2: PLHS sau THCS để giảm HS vào THPT (luồng chính); tăng HS vào GDTX, TCCN và học nghề (luồng phụ).

Nội dung 3: Giáo dục hướng nghiệp trong trường THCS có tác động lớn đến công tác phân luồng sau THCS.

57

hoàn cảnh, điều kiện mà HS có.

Nội dung 5: PLHS sau THCS là biện pháp thực hiện hợp lý hóa xu hướng phân hóa của HS sau THCS trên cơ sở năng lực học tập, nguyện vọng của HS và nhu cầu xã hội.

Nội dung 6: PLHS sau THCS là góp phần tạo sự phát triển cân đối về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực và cơ hội được học tập suốt đời.

Cha mẹ học sinh và HS cũng đồng ý, nhưng mức độ hiểu về vai trò của phân luồng HS sau THCS còn hạn chế hơn so với CBQL và GV mức điểm trung bình chung là 3,57. Tuy nhiên với 3,57 điểm trung bình chung cho thấy hiểu biết, nhận thức về vai trò của hướng nghiệp phân luồng HS sau trung học cơ sở của Cha mẹ học sinh và HS khá cao. Số liệu này cũng cho thấy còn một phần Cha mẹ học sinh, HS mơ hồ, chưa hiểu rõ về công tác phân luồng HS sau trung học cơ sở. Đối với nội dung 2 xếp thứ bạc 6, mục đích của phân luồng HS sau trung học cơ sở nhằm để giảm HS vào THPT (luồng chính), tăng HS vào GDTX, TCCN và học nghề (luồng phụ) thì Cha mẹ học sinh và HS đều chưa hiểu rõ được vấn đề này nên lựa chọn đánh giá thấp. Cha mẹ học sinh và HS chưa hiểu rõ vào học GDTX thì có những ưu điểm, lợi ích gì đối với cá nhân so với học THPT, chưa thấy được lợi ích vừa làm vừa học, vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và học để nâng cao học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung 3 cũng cho thấy nhiều Cha mẹ học sinh, HS chưa tin tưởng công tác hướng nghiệp trong trường trung học cơ sở có thể có tác động lớn đến công tác phân luồng sau trung học cơ sở. Biểu đồ 2.1 giúp ta có cái nhìn khái quát về mức độ đồng ý với các nội dung nhận thức về phân luồng HS sau trung học cơ sở ở 2 nhóm đối tượng tham gia khảo sát. CBQL và GV có nhận định tương đối đồng đều và tích cực hơn Cha mẹ học sinh và HS ở hầu hết nội dung khảo sát là do khác biệt về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, sự hiểu biết và điều kiện cập nhật thông tin.

58

Biểu đồ 2.1. Đánh giá về vai trò của hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng phân luồng sau THCS

2.3.2. Thực trạng nội dung, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL và GV về nội dung, chƣơng trình của hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng phân luồng sau THCS

Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Tƣơng đối phù hợp Không phù hợp Hoàn toàn không phù hợp Nội dung 1 15,63 41,87 21,87 20,63 0,00 3,53 3 Nội dung 2 11,88 30,00 38,74 19,38 0,00 3,34 4 Nội dung 3 33,13 40,62 23,13 3,13 0,00 4,04 2 Nội dung 4 56,88 36,88 6,24 0,00 0,00 4,51 1 Nội dung 5 9,38 31,87 34,37 24,38 0,00 3,26 5 Nội dung 6 3,13 21,88 40,63 23,13 11,25 2,83 6

59

Ghi chú:

Nội dung 1: Giáo dục hướng nghiệp đáp ứng mục tiêu phân luồng sau THCS. Nội dung 2: Giáo dục hướng nghiệp mang tính thiết thực, cơ bản.

Nội dung 3: Giáo dục hướng nghiệp điều chỉnh xu hướng chọn nghề cho HS và xu thế phân công lao động xã hội.

Nội dung 4: Giáo dục hướng nghiệp đáp ứng phân luồng vào THPT

Nội dung 5: Giáo dục hướng nghiệp đáp ứng phân luồng vào GDNN-GDTX Nội dung 6: Giáo dục hướng nghiệp đáp ứng phân luồng vào TCCN và học nghề

Qua kết quả bảng khảo sát cho thấy CBQL và GV đánh giá mức độ nội dung, chương trình phù hợp với điểm trung bình chung là 3,58. Dễ thấy thứ bậc 1, nội dung 4 “Giáo dục hướng nghiệp đáp ứng phân luồng vào THPT” với đánh giá rất phù hợp đạt điểm trung bình 4,51 vì đây là hướng đi chính của HS sau tốt nghiệp THCS, có điều kiện và khả năng học tập lên CĐ, ĐH. Với 73,75% lựa chọn phù hợp và rất phù hợp đánh giá nội dung GDHN điều chỉnh xu hướng chọn nghề cho HS và xu thế phân công lao động xã hội đã nói lên tác động khá lớn của GDHN đối với việc chọn nghề của HS. Đánh giá nội dung 1, xếp thứ bậc 3 đạt 3,53 điểm trong bảng khảo sát cho ta thấy rằng mục tiêu GDHN tuy bước đầu có những hiệu quả nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong phân luồng HS sau THCS, đối chiếu với đánh giá nội dung 5, 6 ta càng thấy rõ hơn điều đó. Chỉ có 41,25% đánh giá GDHN đáp ứng phân luồng vào GDNN-GDTX và 25,01% lựa chọn GDHN đáp ứng phân luồng vào TCCN và học nghề. Các chính sách, quy định về liên thông tiếp tục học lên sau khi học nghề, TCCN chưa được thuận lợi nên cũng ảnh hưởng đến phân luồng vào TCCN và học nghề.

Kết quả khảo sát cho thấy nội dung, chương trình GDHN cơ bản đáp ứng mục tiêu đào tạo nhưng chưa cập nhật bổ sung phù hợp với thực tế làm giảm tích thiết thực vì GDHN luôn gắn với yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương, đất nước nên nội dung, chương trình GDHN cần mềm dẻo hơn, có tính phân hóa, sát với thực tiễn nhu cầu xã hội.

60

Bảng 2.5. Đánh giá của CMHS và HS về nội dung, chƣơng trình của hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng phân luồng sau THCS

Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Tƣơng đối phù hợp Không phù hợp Hoàn toàn không phù hợp

1. Giáo dục hướng nghiệp đáp ứng mục tiêu phân luồng sau THCS.

18,75 34,25 23,75 20,75 2,50 3,46 3

2. Giáo dục hướng nghiệp

mang tính thiết thực, cơ bản. 17,25 29,50 28,00 20,25 5,00 3,34 5 3. Giáo dục hướng nghiệp

điều chỉnh xu hướng chọn nghề cho HS và xu thế phân công lao động xã hội.

23,25 31,25 26,75 16,25 2,50 3,57 2

4. Giáo dục hướng nghiệp đáp

ứng phân luồng vào THPT 44,00 37,00 16,75 2,25 0,00 4,23 1 5. Giáo dục hướng nghiệp đáp

ứng phân luồng vào GDNN- GDTX

16,25 30,25 26,25 19,75 7,50 3,28 6

6. Giáo dục hướng nghiệp đáp ứng phân luồng vào TCCN và học nghề

18,25 29,00 31,00 15,50 6,25 3,38 4

Điểm trung bình chung 3,54

Cùng nhận định với CBQL và GV, CMHS và HS đánh giá nội dung 4 có thứ bậc 1 mặc dù có điểm trung bình thấp hơn so với CBQL và GV (4,23 với 4,51). Một điểm đặc biệt trong nội dung khảo sát này là CMHS và HS đánh giá nội dung 6 (Giáo dục hướng nghiệp đáp ứng phân luồng vào TCCN và học nghề ) đạt thứ bậc 4 so với đánh giá thứ bậc 6 của CBQL và GV. Thứ bậc 6 được đánh giá dành cho nội dung 5, đều này một lần nửa cho thấy rằng CMHS và HS không rõ ràng về GDNN-GDTX, chưa thấy được lợi ích vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm và học để nâng cao học vấn. Điều này phần nào cho thấy các chính sách học liên thông chưa thật sự phù

61

hợp với nhu cầu xã hội.

Nội dung, chương trình GDHN phải giúp HS có khả năng thích ứng với công việc, ngành nghề mà xã hội đang có nhu cầu cũng như sát với nguyện vọng của cá nhân và phù hợp với khả năng, sở trường. Điều này vẫn chưa được CMHS, HS đánh giá cao, nghĩa là nội dung, chương trình GDHN có tính thiết thực, cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn mà xã hội cần, cũng như mong muốn của người học, xếp thứ 5 với với 3,34 điểm trung bình. Với lựa chọn 47,25% GDHN đáp ứng phân luồng vào TCCN và học nghề cho ta thấy rằng, CMHS, HS chọn lựa phân luồng theo hướng học nghề cao hơn so với vào GDTX vì học nghề sẽ có được tay nghề, kỹ năng nghề ứng dụng vào công việc cụ thể đáp ứng thị trường lao động, khả năng tìm việc, tự tạo việc làm cao.

Như vậy, mặc dù có sự khác nhau giữa đánh giá của CBQL, GV và CMHS, HS nhưng điểm tương đồng chung là đánh giá nội dung, chương trình GDHN ở mức độ phù hợp nhưng tính thiết thực, hiệu quả chưa cao với mức điểm trung bình chung lần lượt là 3,58 và 3,54. Mục tiêu phân luồng giữa các luồng sau THCS là chưa đạt hiệu quả như mong đợi.

Quan sát biểu đồ 2.2 để thấy tổng thể hơn về nội dung khảo sát này.

Biểu đồ 2.2. Đánh giá về nội dung, chƣơng trình của hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng phân luồng sau THCS

62

2.3.3. Thực trạng phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau THCS

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về phƣơng pháp và hình thức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo hƣớng phân luồng sau THCS

Nội dung Mức độ thực hiện (%) Điểm trung bình Thứ bậc Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Tƣơng đối thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Hoàn toàn không thƣờng xuyên

1. Thông qua các môn học cơ

bản 32,50 27,50 21,87 18,13 0,00 3,74 4

2. Thông qua các buổi sinh

hoạt hướng nghiệp 47,50 41,25 11,25 0,00 0,00 4,36 2 3. Thông qua hoạt động ngoại

khóa 20,00 35,00 31,87 13,13 0,00 3,62 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tình bình định (Trang 67 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)