8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Tổ chức đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục hướng nghiệp theo hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Giúp cho CBQL và GV quán triệt nội dung và cấu trúc chương trình GDHN bậc THCS; từ đó cải tiến phương pháp dạy học hướng nghiệp theo hướng thầy là người thiết kế, trò là người thi công; vận dụng một cách linh hoạt các hình thức sinh hoạt hướng nghiệp để thu hút, lôi cuốn sự chú ý và tạo ra sự hứng thú cho HS khi tham gia sinh hoạt hướng nghiệp.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Chương trình GDHN mới đảm bảo tính liên thông, tính kế thừa những ưu điểm, khắc phục những yếu điểm của chương trình GDHN cũ, trên cơ sở đó đưa vào một số vấn đề mới đã và đang xuất hiện trong nền kinh tế thị trường ở nước ta; chương trình mới đảm bảo tính đa dạng, phong phú về nhiều mặt theo nhiều chủ đề khác nhau, phản ánh nhiều loại thông tin như thông tin về thế giới nghề nghiệp theo phân loại nghề, thông tin về nghề cụ thể, thông tin về hệ thống đào tạo, về thị trường lao động, về thực tiễn sản xuất, kinh doanh, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của trung ương và của địa phương, về năng lực của bản thân HS; chương trình mới coi HS là chủ thể của hoạt động và thầy giáo phải là người tổ chức các hoạt động đó cho HS.
Đối với nội dung chương trình:
92
+ Thông tin về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội. + Thông tin về các nhóm ngành, nhóm nghề và nghề cụ thể. + Thông tin về thị trường lao động.
+ Thông tin về đào tạo.
+ Thông tin về hứng thú, năng lực, hoàn cảnh gia đình HS, về cơ sở khoa học để giúp HS chọn nghề nghiệp phù hợp. Tất cả những thông tin trên nhằm giúp các em lựa chọn nghề đúng.
- Bảo đảm được tính liên thông, kế thừa và đồng bộ các kiến thức trong chương trình.
- Đảm bảo tính đồng bộ thể hiện ở chỗ vừa có các ngành nghề đại trà, phổ biến ở địa phương đồng thời giới thiệu mở rộng thêm các ngành nghề mới xuất hiện giúp HS hiểu và nắm bắt tốt hơn từ đó có định hướng đi với bản thân phù hợp.
- Các kiến thức về thế giới nghề nghiệp không trùng lặp mà được nâng cao.
Đối với việc cải tiến phương pháp dạy học, sinh hoạt hướng nghiệp: Hiện nay, nhiều GV GDHN ở trường phổ thông vẫn áp dụng phương pháp truyền thống, đó là: thầy giảng - trò nghe, thầy hỏi - trò đáp, cung cấp thông tin một chiều, làm mất đi tính chủ động và sáng tạo của HS. Trong hoạt động GDHN phải coi HS là chủ thể của hoạt động chọn nghề và tổ chức các hoạt động cho HS được thể hiện rõ. Đó là hoạt động học tập theo các chủ đề của hướng nghiệp, hoạt động thực hành tìm hiểu nghề, hoạt động giáo dục nghề được thể hiện ở chỗ: thầy tổ chức cho các em giao lưu với cơ sở sản xuất, tổ chức tham quan, tổ chức các buổi hội thảo, tranh luận ở lớp, ở nhóm,... Như vậy, ở đây thầy đóng vai trò là người tổ chức, định hướng, điều khiển các hoạt động của HS; còn HS phải tự mình điều tra, thu thập các thông tin về nghề, về trường đào tạo, về sự phát triển kinh tế ở địa phương, về cơ sở sản xuất. Tóm
93
lại, thầy là người thiết kế, còn trò là người thi công. Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS, cần chủ yếu tổ chức hoạt động theo quy mô lớp và nhóm nhỏ. Trong mọi hoạt động, GV đóng vai trò cố vấn, xác định mục tiêu, nội dung, cách thức hoạt động, HS giữ vai trò chủ thể hoạt động, tổ chức, điều khiển hoạt động và tự đánh giá.
Dựa vào đặc trưng của phương pháp dạy học, có thể đưa ra một số xu hướng đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động GDHN sau đây:
- Phương pháp hướng vào mục tiêu đào tạo năng lực hành động cho HS. - Hình thành và phát triển ở HS tính tích cực xã hội nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng.
- Tăng cường năng lực làm việc và hợp tác và năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp của HS.
- Phối hợp các phương pháp dạy học và sử dụng các phương tiện hiện đại, công nghệ tin học trong dạy học. Đối với hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp: Để thu hút HS tích cực tham gia sinh hoạt hướng nghiệp thì ngoài nội dung hướng nghiệp phong phú, bổ ích, thiết thực thì cần có hình thức tổ chức hướng nghiệp hấp dẫn, thu hút HS. Do đó nhà trường cần phải phối hợp với Đoàn thanh niên lồng ghép các nội dung hướng nghiệp vào các hoạt động ngoại khóa. Thành lập các tổ ngoại khóa hướng nghiệp và có kế hoạch tổ chức cho HS đi tham quan các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp hoặc đi tham quan những nơi đào tạo nghề mà địa phương cần. Chú ý khi tổ chức đi tham quan, nhà trường cần sinh hoạt với HS những yêu cầu đối với các em trước khi đi. Ví dụ yêu cầu về tôn trọng nội qui nơi đến tham quan. Các hình thức tổ chức dạy học trong sinh hoạt hướng nghiệp cần được thay đổi đa dạng, phong phú và cũng nên vượt ra khỏi bốn bức tường của phòng học như: tổ chức câu lạc bộ tìm hiểu về nghề, tham quan, sinh hoạt ngoài trời,...
94
- Xây dựng mô hình điểm về GDHN theo định hướng phân luồng cho HS trong giáo dục phổ thông tại một số đơn vị trong đó áp dụng các phương thức hướng nghiệp tiên tiến, có sự tham gia của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời về nhu cầu lao động, thị trường lao động của địa phương và trong nước; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc trao đổi kinh nghiệm GDHN, phân luồng HS, về nhu cầu lao động, thị trường lao động trong các đơn vị trong địa bàn huyện và tỉnh.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đội ngũ cán bộ, GV hướng nghiệp có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của GDHN, quán triệt quan điểm mới của nội dung GDHN, có năng lực chuyên môn giỏi khi tiến hành các hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Kênh thông tin về hướng nghiệp phải được xây dựng có hiệu quả, cập nhật kịp thời.