7. Kết cấu của luận văn
3.2.2.3. Giải pháp về xung đột trong kênh phân phối
Thứ nhất, thay đổi chính sách giá để xóa bỏ sự chênh lệch về giá thuốc bán cho tất cả các nhà phân phối trên toàn quốc bằng cách điều chỉnh về cùng một mức giá giao cho đại lý. Chi phí sẽ đƣợc phân bổ đều cho các khu vực từ đó đƣa ra mức giá thống nhất.
Thứ hai, hạn chế đầu cơ tích trữ sản phẩm thông qua việc đánh giá các đại lý sẽ xác định đƣợc mức nhu cầu sản phẩm bình quân của đại lý, khi phát hiện lƣợng đặt hàng tăng đột biến về số lƣợng sản phẩm, mật độ đặt hàng thì Bidiphar cần điều tra nguyên nhân ngay để kịp thời xác định hành vi đầu cơ của đại lý. Đối với các nhà phân phối có hành vi đầu cơ, cần áp dụng nghiêm khắc các hình thức xử phạt nhằm ngăn chặn kịp thời.
Thứ ba, ngăn chặn các hoạt động giao hàng trái khu vực thông qua việc thƣờng xuyên kiểm tra đột xuất việc xuất hàng, giao hàng để phòng ngừa và phát hiện các trƣờng hợp vi phạm giao hàng trái khu vực. Đồng thời, áp dụng các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm mua bán trái khu vực đăng kí.
Thứ tƣ, để hạn chế xung đột chồng chéo địa bàn trong kênh phân phối thì Bidiphar cần chính sách phân chia địa bàn rõ ràng. Đối với các đại lý cùng khu vực sẽ hạn chế cung cấp cùng một loại sản phẩm ví dụ trong cùng một khu vực có 30 nhà thuốc phân phối sản phẩm của Bidiphar thì chỉ có 10 nhà thuốc đƣợc cung cấp cùng một loại thuốc. Nếu số lƣợng nhà thuốc phân phối cùng một sản phẩm hiện tại quá nhiều thì Bidiphar cần đƣa ra cách chính sách khuyến khích ƣu đãi kích cầu cho các sản phẩm thay thế để thuyết phục các đại lý chuyển đổi sản phẩm. Với việc giới hạn cũng nhƣ áp dụng chính sách sản phẩm thay thế nhƣ vậy sẽ làm giảm sự cạnh tranh trong kênh xuống đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho các đại lý đồng thời giúp Bidiphar thúc đẩy doanh số đều ở tất cả các sản phẩm.