9. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội
2.1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Bình định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, diện tích tự nhiên: 6.025 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km². Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đông. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108°54'00 Đông. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27' Đông. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn, có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21'
Đông. Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào, đông bắc Campuchia.
Bình Định thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình 270C. Lượng mưa trung bình hàng năm trong 5 năm gần đây là 2.185 mm. Mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường gây ra lũ lụt. Ngược lại mùa nắng kéo dài nên gây hạn hán ở nhiều nơi. Độ ẩm trung bình là 80%.
Bình Định có thành phố loại I trực thuộc tỉnh (TP Quy Nhơn), một thị xã (An Nhơn), 3 huyện miền núi (An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh), 2
huyện trung du (Hoài Ân,Tây Sơn), 4 huyện đồng bằng (Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước). Toàn tỉnh có 159 xã, phường và thị trấn. Trung tâm hành chính của tỉnh là TP. Quy Nhơn.
Tỉnh Bình Định nói chung và huyện Tây Sơn nói riêng là huyện trung du ở phía Tây tỉnh Bình Định, có diện tích 692,96 km2, dân số 124.200 người, mật độ dân số 179 người/km2. Về địa hình, phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định), thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) Đông giáp thị xã An Nhơn, Nam giáp huyện Vân Canh, Bắc giáp huyện Phù Cát. Hiện nay có 15 xã, thị trấn là: Tây Thuận, Tây Giang,Vĩnh An, Bình Tường, Tây Phú, Tây Xuân, Bình Nghi, Bình Thành, Bình Hòa, Bình Tân, Bình Thuận, Tây Bình, Tây Vinh, Tây An và thị trấn Phú Phong. Có sông Quéo, sông Đồng Hưu, sông Kôn chảy qua, có Quốc lộ 19 nối liền từ Quy Nhơn lên Tây nguyên, có tỉnh lộ 636 từ sân bay Phù Cát - Bảo tàng Quang Trung - Quốc lộ 19; tuyến tỉnh lộ 637 đi huyện Vĩnh Thạnh.
2.1.1.2. Đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Huyện Tây Sơn có địa hình, địa thế rất phức tạp, núi cao, đồi gò, đồng bằng xen kẽ, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối lớn nhỏ trong vùng, có hướng nghiêng từ tây bắc xuống đông nam
Hàng năm, tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng khoảng 12.3%. Trong đó, Nông - Lâm - Thủy sản tăng 3.9%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng tăng 10.7%; Dịch vụ tăng 16.3%. Nhiều dự án đầu tư bước đầu phát huy hiệu quả thiết thực, kết cấu hạ tầng king tế - xã hội được tăng cường. Hoạt động Văn hóa - Xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững; hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của bộ máy chính quyền có nhiều chuyển biến tích cực.
2.1.1.3. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện Tây Sơn
Trong 3 năm học 2014 – 2017, sự nghiệp GD&ĐT huyện Tây Sơn tiếp tục được củng cố và có bước phát triển khá toàn diện. Quy mô, mạng lưới trường lớp GDPT được mở rộng, đáp ứng khá tốt nhu cầu học tập của con em và đặc biệt chính quyền địa phương và ngành giáo dục khá quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cũng như chất lượng giáo dục ở những vùng sâu và vùng đặc
biệt khó khăn trong huyện. Thực hiện khá tốt công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp; 15/15 xã, thị trấn đều có trường Mầm mon, Tiểu học, THCS; cụm xã có trường THPT; tính đến tháng 6 năm 2017, toàn huyện có 58 trường, 24952 học sinh các ngành học, bậc học; Đội ngũ cán bộ, giáo viên được quan tâm, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển và từng bước nâng chất lượng, toàn huyện có 1851 CB, GV, NV các ngành học, cấp học. Giáo viên đạt chuẩn 100%, tỷ lệ giáo dục mầm non, tiểu học.
Công tác GDTX, trong đó có hoạt động dạy nghề phổ thông được quan tâm chỉ đạo, đầu tư đúng mức. Nhưng cả phụ huynh và học sinh còn xem nhẹ việc học tập, đặc biệt là học nghề phổ thông hiệu quả hoạt động chưa cao, do đó chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và của nhân dân.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về học nghề của phụ huynh và HS chưa cao, đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp nhưng về cơ bản chưa thực sự đi sâu do đó chất lượng đào tạo là một bài toán khó trong công tác GDNN – GDTX. Bên cạnh đó KT-XH tuy phát triển nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thiết thực trong nhân dân; đời sống của nhân dân được nâng lên nhưng còn nhiều khó khăn, có tác động trực tiếp đến GD&ĐT, GDTX, đặc biệt là hoạt động dạy nghề phổ thông tại trung tâm.
Bảng 2.1: Quy mô phát triển trường lớp, học sinh của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
S T T NĂM HỌC TRƯỜNG 2014 - 2015 2015-2016 2016-2017 SỐ TRƯỜNG SỐ HS SỐ TRƯỜNG SỐ HS SỐ TRƯỜNG SỐ HS 1 MẦM NON 16 3869 16 3781 17 4449 2 TIỂU HỌC 22 9599 22 9529 22 9085 4 THCS 15 8115 15 7730 15 7389 5 THPT 4 3666 4 3858 4 4130 6 TRUNG TÂM GDNN-GDTX 1 3523 1 3369 1 3592 CỘNG 56 28772 56 28267 57 28645
( Nguồn: Phòng GD&ĐT Tây Sơn và các trường )