9. Cấu trúc luận văn
2.5.2. Hạn chế, khó khăn, nguyên nhân
2.5.2.1Những hạn chế, khó khăn:
- GDTX nói chung, GD hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông ở huyện Tây Sơn nói riêng đã từng bước phát triển, đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu của người học nhưng chưa cao. Đơn vị chỉ dừng lại việc giảng dạy các lớp nghề phổ thông, công tác sinh hoạt hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp chưa thực hiện được do đó ý thức và chất lượng học nghề phổ thông còn nhiều bất cập và hạn chế. Bên cạnh đó trung tâm đặc biệt hướng đến mục tiêu dạy nghề xã hội cho lao động nông thôn. Các điều kiện về Cơ sở vật chất - Kỹ thuật, đội ngũ CBQL, GDTX chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; chưa tổ chức thực hiện tốt các chương trình GD theo quy định, chưa thực hiện tốt vai trò nhiệm vụ theo quy định, chưa tổ chức tốt việc thực hiện và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Công tác QL còn nhiều bất
cập, tồn tại, hạn chế, kết quả, hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ theo quy định.
- Công tác truyền thông GD, nâng cao nhận thức cho xã hội, cộng đồng về giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Động cơ học nghề phổ thông của HS còn mờ nhạt. Hệ thống nghề đào tạo chưa có nghề phù hợp với chuyển dịch cơ cấu KT – XH của địa phương; cách tổ chức thực hành nghề cho HS chưa bám sát với thực tế. Nhận thức của các cấp QL, GV, HS và PHHS hiện nay về tầm quan trọng của hoạt động dạy nghề phổ thông còn bất cập; sự mất cân đối về tỷ lệ HS đăng ký vào các nghề còn rất cao.
- Quản lý chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy và học, nâng chất lượng dạy - học và đào tạo còn nhiều lúng túng, khó khăn, thiếu các điều kiện hỗ trợ và tổ chức thực hiện.
- Chưa có chính sách thỏa đáng để thu hút, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ GV có tay nghề cao, ý thức của một bộ phận cán bộ, GV còn mang nặng tính bình quân chủ nghĩa nên chưa thực sự có ý thức trau rồi chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giáo dục nghề phổ thông theo hướng gắn với KT - XH địa phương.
- Trang thiết bị dạy học hiện đại còn thiếu, đầu tư CSVC của các cấp QL có thẩm quyền cho trung tâm chưa gắn với KT - XH địa phương, chưa có các biện pháp tốt để xã hội hóa công tác dạy nghề phổ thông, chưa có các nhà xưởng quy mô để HS thực hành nghề phổ thông.
- Chương trình nghề phổ thông ban hành lâu, lạc hậu nên hạn chế học sinh chọn nghề học phù hợp với thực tế.
2.5.2.2. Nguyên nhân:
- Do điều kiện của một huyện trung du miền núi, chủ yếu là vùng nông thôn sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi nhỏ ở hộ gia đình. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước bằng nhiều hình thức hỗ trợ như: đề án 1956 của Thủ Tướng chính phủ về đào tạo nghề cho nông thôn, WT3 về trồng rừng
phủ xanh đồi trọc... do đó điều kiện kinh tế của người dân từng bước phát triển nhưng không cao so với mặt bằng chung phát triển toàn xã hội, bên cạnh đó KT-XH của huyện có nhiều chuyển biến phát triển nhưng chưa đáp ứng yêu cầu chung của huyện; đời sống nhân dân, mặt bằng dân trí vẫn còn thấp... có tác động, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển GD&ĐT, GDNN - GDTX của huyện.
Tình hình Trung tâm sau khi chia tách và sáp nhập giữa Trung tâm Dạy nghề Tây Sơn với Trung Tâm giáo dục thường xuyên – hướng nghiệp Tây Sơn đã gây nhiều biến động cho Trung tâm. Phải bố trí, phân công lại từng nhiệm vụ, số lượng giáo viên không phù hợp theo công việc làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động chung của cơ quan.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Bằng những thống kê thông qua các phiếu điều tra thực trạng, phỏng vấn các cán bộ QL, GV dạy nghề phổ thông, PHHS và HS; tham quan thực tế các phòng, xưởng học nghề phổ thông ở Trung tâm; ở một số trường THCS và trường THPT tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã rút ra một số kết luận về thực trạng như sau:
- Việc thực hiện các biện pháp quản lý của Trung tâm mức độ tốt; biện pháp thực hiện tốt hơn cả là việc thực hiện biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra, đánh giá. Mức độ thực hiện biện pháp xây dựng CSVC - Trang thiết bị phục vụ dạy và học nghề phổ thông tuy ở mức độ đánh giá tốt nhưng so với các biện pháp thực hiện thì thấp nhất; phù hợp điều kiện thực tế của trung tâm.
- Cán bộ QLGD các cấp chưa có nhận thức đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của GD nghề phổ thông trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS ở các trung tâm và nhà trường phổ thông. Đội ngũ CBQL, giáo dục GDTX chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; chưa tổ chức thực hiện tốt các chương trình GD theo. Công tác QL còn nhiều bất cập, tồn tại, hạn chế, kết quả, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ theo quy định.
- Từ thực trạng đó đặt ra yêu cầu cho nhà QL đề xuất các biện pháp QL hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm, khắc phục được những hạn chế nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động dạy học ở trung tâm và sự nghiệp GD & ĐT.
Với những cơ sở lý luận ở chương 1, cơ sở thực tiễn được phân tích đánh giá thực trạng dạy nghề phổ thông hiện nay ở chương 2, đề tài đã tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Để làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định trong chương 3
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN TÂY SƠN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH