Thực trạng về hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 61 - 65)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.3. Thực trạng về hoạt động dạy của giáo viên

Thông qua việc quản lý giáo viên, quản lý quá trình giảng dạy ở từng môn nghề. Về phía trung tâm tổ chức chế độ kiểm tra, giám sát trực tiếp thông qua việc đôn đốc nắm tình hình thực hiện quy chế đối với HS: vắng, bỏ giờ,

nghỉ học không lý do. Đối với GV nghỉ đột xuất, chậm giờ, Còn có thể giám sát gián tiếp qua hệ thống sổ sách quản lý các lớp nghề, kế hoạch giảng dạy của môn học ở trường với số tiết dạy và GV lên lớp.

Bố trí thời gian biểu cho GV trên cơ sở sử dụng hợp lý quỹ thời gian của môn nghề. Phương pháp quản lý mà trung tâm áp dụng là xây dựng kế hoạch thực hiện tại các trường được các đơn vị trường đăng ký trước với trung tâm qua thời khóa biểu được xắp xếp phù hợp với từng lớp, từng khối theo đúng tiến độ, không chồng chéo. Kết hợp với cả học tập trên lớp, giờ thực hành. Tổ chuyên môn trung tâm tập hợp số liệu theo tuần, tháng báo cáo giám đốc trung tâm. Căn cứ vào số liệu tập hợp của tổ chuyên môn và trường có HS học nghề, từ đó lãnh đạo trung tâm có cơ sở để đưa ra những biện pháp cho việc quản lý nội dung chương trình đào tạo.

Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, báo cáo định kỳ trên cơ sở đó có lịch kiểm tra đôn đốc thực hiện. Tổ chuyên môn luôn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động nghề phổ thông ở Trung tâm .

Ở Trung tâm hiện có 02 cán bộ quản lý nhưng phải kiêm nhiệm nhiều việc. Do đó việc đầu tư thời gian cho công tác quản lý chỉ đạo, điều hành nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo cũng có phần hạn chế. Công tác tham mưu, quản lý quá trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của tổ giáo vụ chưa đáp ứng được yêu cầu; việc lập kế hoạch, chỉ đạo điều hành về cơ bản vẫn dựa vào kinh nghiệm.

Để hiểu sâu thêm về việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và kỹ thuật giảng dạy nghề phổ thông của GV, chúng tôi đã tiến hành đánh giá bằng cách lấy ý kiến thông qua các phiếu hỏi, những người được hỏi ý kiến đã đánh giá cho điểm theo 4 mức độ như sau: tốt: 3 điểm; khá: 2; trung bình: 1 điểm; yếu kém: 0 điểm; Khảo sát với nhóm đối tượng gồm 40 người là CBQLGD và GV thuộc Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Tây Sơn, trung tâm, các trường THCS và trường THPT có HS học nghề phổ thông.

- Cách tính điểm trung bình: Lấy số người cho điểm ở mức độ nhân với số điểm tương ứng, cộng điểm của 4 mức độ và chia cho tổng số người tham gia đánh giá. Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8: Tổng hợp đánh giá về thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và kỹ thuật giảng dạy nghề phổ thông của giáo viên ở trung tâm GDNN –

GDTX huyện Tây Sơn hiện nay

STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

Mức độ đánh giá Giá trị TB Tốt 3 Khá 2 TB 1 Yếu 0 1 Nắm vững MT, ND chương trình cơ bản nghề PT 42 8 0 0 2,84 2

Xây dựng KH dạy học, việc thực hiện quy chế

chuyên môn 40 10 0 0 2,8

3

Giáo viên truyền tải nội dung môn học (NPT) rõ

ràng, dễ hiểu. 38 10 2 0 2,72

4

Giáo viên kết hợp các PP giảng dạy như trực quan, nêu vần đề, làm mẫu, thảo luận nhóm, ứng dụng CNTT…và các hoạt động khác để giúp HS

học NPT có hiệu quả. 30 15 5 0 2,5

5

Kỹ thuật giảng dạy nghề PT của giáo viên đã rèn luyện cho HS phương pháp suy nghĩ liên hệ giữa

các vấn đề trong môn học với thực tiễn nghề

nghiệp 37 10 3 0 2,68

6

Giáo viên đã lồng ghép GDHN và TVNN vào

các bài giảng NPT 26 13 11 0 2,3 7

Giáo viên luôn tạo hứng thú của môn học NPT

cho học sinh 34 12 4 0 2,6

8

Thực hiện đổi mới PPDH và PP kiểm tra đánh giá kết quả HS, đánh giá chính xác, khách quan

theo đúng quy chế hiện hành. 35 12 3 0 2,64

2,64

Nhận xét: Bảng 2.8 kết quả khảo sát trên cho thấy CBQL và GV đánh

giá ở mức độ đạt tốt ở hầu hết các nội dung được đánh giá, thể hiện X = 2,64, trong đó có 2 nội dung ở mức độ tốt nhất (X >2,8) là: Nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình cơ bản nghề phổ thông và Xây dựng kế hoạch dạy học, việc thực hiện quy chế chuyên môn; Nội dung đánh giá ở mức độ thấp nhất

trong các nội dung là: Giáo viên đã lồng ghép Giáo dục hướng nghiệp và Tư vấn nghề nghiệp vào các bài giảng nghề phổ thông (X = 2,3).

Kết quả nêu trên phản ánh đúng thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và kỹ thuật giảng dạy nghề phổ thông của giáo viên ở trung tâm GDNN - GDTX hiện nay vẫn còn những nội dung chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy nghề phổ thông tại trung tâm.

Vì mục tiêu chính là giúp cho HS có trình độ hiểu biết, có kỹ năng nghề cơ bản về một nghề phổ thông. Hướng cho HS phát triển toàn diện trên các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ nhằm hình thành nhân cách, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Quản lý mục tiêu ở Trung tâm được tổ giáo vụ lập kế hoạch, xác định nội dung, chương trình tổng thể cả khoá học. Giám đốc Trung tâm ra quyết định và thông báo cho tất cả các đơn vị thực hiện 1 cách nghiêm túc.

Về nội dung chương trình dạy nghề phổ thông là văn bản pháp quy của ngành GD & ĐT. Tất cả các cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân đều phải nghiêm túc thực hiện, mà người trực tiếp thực hiện là GV. Ý thức được vấn đề đó, giám đốc trung tâm, hiệu trưởng trường THPT, THCS phải có biện pháp cụ thể quản lý GV thực hiện chương trình đã ban hành một cách đầy đủ, đúng thời gian, tiến độ, không dồn ép hoặc cắt xén. Có như vậy mới đảm bảo việc thực hiện biên chế, kế hoạch năm học, nhiệm vụ năm học mà cơ quan quản lý ngành giao cho, Cụ thể :

+ Bậc trung học cơ sở:

Đối với bậc THCS, việc quản lý nội dung chương trình được trung tâm luôn có sự phối hợp chặt chẽ với phòng GD & ĐT huyện trong việc chỉ đạo, tổ chức, triển khai, thực hiện, có sự kiểm tra đôn đốc và bằng hợp đồng trách nhiệm vì vậy mà việc thực hiện nội dung chương trình của bậc học này là tốt..

Việc phối hợp kiểm tra giám sát còn được thực hiện ở các đơn vị trường qua hiệu trưởng nhà trường. Giám đốc Trung tâm và hiệu trưởng ký hợp đồng về

việc quản lý việc dạy và học nghề tại các đơn vị trường. Việc thực hiện chương trình dạy nghề của GV đã được đưa vào tiêu chí thi đua của trường.

+ Bậc trung học phổ thông:

Theo phân phối chương trình và nội dung của Bộ GD & ĐT. Bậc THPT học chương trình 105 tiết/năm và việc học nghề ở trung tâm tuy có định hướng nhưng vẫn phụ thuộc vào số lượng đăng ký của HS do đó tính ổn định trong định hướng nghề nghiệp con thấp.

Trên thực tế trong những năm học gần đây Trung tâm đã dạy các nghề phổ thông có trong danh mục nghề của Bộ, ta thấy rằng các nghề phổ thông được học tại trung tâm là danh mục các nghề theo quy định của Bộ GD & ĐT. So với số các nghề trong danh mục thì số nghề được đào tạo ở trung tâm là ít. Nhất là các nghề kỹ thuật cao. Đây cũng là một điểm yếu chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng các ngành nghề của HS làm hạn chế nhận thức, sự hấp dẫn và sự tự giác học nghề của học sinh.

Bên cạnh đó, việc dạy nghề phổ thông do các trung tâm đảm nhận còn tư vấn hướng nghiệp nghề do các trường phổ thông đảm nhận. Giáo viên trung tâm thực hiện lồng ghép chỉ mang tính hỗ trợ nhằm kích thích thêm cấp độ học nghề của học sinh và một phần rất nhỏ về định hướng nghề nghiệp.

Qua phân tích một vài nét về thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp và kỹ thuật giảng dạy nghề phổ thông của GV ở trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn hiện nay một cách tốt nhất. Ngoài các yếu tố chủ quan còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan đã ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động dạy nghề phổ thông của các Trung tâm GDNN – GDTX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)