Phương pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Phương pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông

Phương pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông là phương pháp quản lý đổi mới hoạt động dạy, nội dung chương trình, PPGD, kiểm tra đánh giá… nhằm nâng cao chất lượng GD đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của địa phương và thực hiện mục tiêu GD theo xu thế CNH, HĐH.

Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc Hội khóa X về đổi mới chương trình GDPT đã và đang đi vào cuộc sống. Nội dung chương trình, PPGD, sách giáo khoa phổ thông đã được đổi mới nhằm nâng cao chất lượng GD thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ CNH,HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp cận trình độ GDPT ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc Hội khóa X đã chỉ rõ: “Đổi mới chương trình, SGK, PPDH phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang TBDH, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hóa trường, Sở, đào tạo bồi dưỡng cán bộ GV và công tác QLGD.

Phát triển giáo dục là nâng cao chất lượng và phương pháp QLGD để đạt mục tiêu đề ra. Mục tiêu GD chính là mục tiêu QL quan trọng của nhà QLGD. Hay nói cách khác là mục tiêu QL của giám đốc người đứng đầu đơn vị nhằm thực hiện có hiệu quả đổi mới dạy học, tổ chức thực hiện cân đối nội dung GD nhằm nâng cao chất lượng GD, trong đó phẩm chất, năng lực sáng tạo là nhân tố quan trọng. Công tác QL dạy học trước hết là nâng cao nhận thức của GV về GD HS trong giai đoạn mới, sau đó là việc bồi dưỡng GV đổi mới PPGD, giảng dạy hướng vào người học nhằm kích thích phát triển năng lực sáng tạo của HS.

Trong quá trình đổi mới hoạt động dạy học vai trò của người giám đốc rất quan trọng, phân cấp QL đưa đến những thay đổi vai trò, trách nhiệm của người giám đốc, người vừa chịu trách nhiệm lớn hơn, vừa phải phát huy sức mạnh, sự hợp tác của đội ngũ cán bộ, GV và các lực lượng GD trong và ngoài trung tâm để nâng cao chất lượng và hiệu quả GD.

Như vậy, đổi mới QL hoạt động dạy học tập trung vào những nội dung sau: - QL đổi mới nội dung, chương trình, SGK.

- QL đổi mới PPDH.

- QL đổi mới CSVC - TBDH.

- QL đổi mới PP kiểm tra - đánh giá.

- QL đổi mới bồi dưỡng đội ngũ cán bộ GV.

Thực hiện đổi mới nội dung chương trình nhằm hướng tới chất lượng GD cao, phát triển tối ưu các phẩm chất và năng lực của HS, thực hiện phân luồng và hướng nghiệp cho HS tốt nghiệp trường THPT, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Đòi hỏi giám đốc cần có tầm nhìn, xây dựng kế hoạch chiến lược, truyền đạt tầm nhìn và chiến lược đến toàn thể cán bộ GV, các lực lượng tham gia công tác GD. Sau khi đã xây dựng kế hoạch chiến lược, giám đốc phải là người kỹ sư tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, giao trách nhiệm, quyền hạn, động viên cán bộ GV thực hiện tốt nhiệm vụ. giám đốc vừa là người tổ chức đồng thời vừa hướng dẫn, giúp đỡ GV tháo gỡ khó khăn khi thực hiện đổi mới chương trình, PPDH. Trong quá trình thực hiện đổi mới, giám đốc phải chú trọng công tác kiểm tra, nắm bắt thông tin, kịp thời điều chỉnh sai lệch, hướng tới đạt mục tiêu đề ra.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho HS, mở rộng qui mô giáo dục hợp lý.

- Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước đối với GD&ĐT.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

- Tăng cường nguồn lực cho GD; Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục; Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT.

Đối với giáo dục phổ thông, định hướng đổi mới giáo dục hiện nay đã và đang được ngành giáo dục triển khai thực hiện ở các cơ sở giáo dục trong nhiều năm qua, đó là:

- Xây dựng và tăng cường đội ngũ nhà giáo và CBQL đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực thực hiện thành thạo PPDH hiện đại.

- Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, giúp HS biết cách tự học và hợp tác trong học tập; tích cực, chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh tri thức mới; giúp HS tự đánh giá năng lực của bản thân.

- Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp với đổi mới PPDH. Việc kiểm tra đánh giá phải thực sự thúc đẩy nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và sát đúng kết quả học tập của HS.

- Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực nhằm đảm bảo cho tất cả trẻ em được học tập trong môi trường an toàn về thể chất, vững chắc về tinh thần và được phát triển lành mạnh về tâm lý, được giáo dục về tính trung thực trong học tập và thi cử.

- Đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt là bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo trung tâm nhằm phát triển năng lực của người giám đốc về lãnh đạo và quản lý trung tâm trong môi trường có nhiều thay đổi, đổi mới cách suy nghĩ và hành động để trở thành người giám đốc biết gắn tầm nhìn với hành động, phát huy những giá trị trung tâm và bản thân cho sự phát triển trung tâm, đào tạo HS trở thành những công dân có phẩm chất và năng lực thực hiện đổi mới, phát triển đất nước trong thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)