9. Cấu trúc luận văn
1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông
1.4.1.1. Quản lý thực hiện mục tiêu dạy học
Thuật ngữ mục tiêu trong GD được sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau, có chức năng khác nhau. Đó là mục tiêu GD của cấp học hay bậc học, mục tiêu môn học, mục tiêu bài học.
Trong dạy học cần chú ý đến việc GV đề ra mục tiêu dạy học đối với từng môn, chương, từng bài và tiết dạy. Mục tiêu chung của một môn học là mục tiêu tổng quát của chương trình môn học. Từ mục tiêu chung được xây dựng thành mục tiêu cụ thể bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ. Mục tiêu bài học là sự cụ thể hóa và lượng hóa các mục tiêu cụ thể của môn học cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà HS cần phải có được sau mỗi bài học.
Để quản lý thực hiện mục tiêu của GV, người thủ trưởng đơn vị phải chỉ đạo: - Các tổ chuyên môn thống nhất mục tiêu của môn học, chương, bài học và tiết học của môn đó.
- Chỉ đạo cho người dạy thể hiện được các mục tiêu đó trong việc soạn bài, giảng bài và đánh giá kết quả HS.
- Chỉ đạo các bộ phận phục vụ giảng dạy thực hiện các yêu cầu của người dạy về tài liệu, phương tiện, thiết bị để thực hiện mục tiêu dạy học.
1.4.1.2. Quản lý thực hiện nội dung chương trình dạy học
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giám đốc là quản lý GV thực hiện dạy học theo chương trình. giám đốc phải nắm vững nội dung, yêu cầu của
các môn học, chỉ đạo giáo viên nghiêm túc thực hiện chương trình mà Bộ Giáo Dục đã ban hành. Những nội dung quản lý thực hiện chương trình mà giám đốc phải tiến hành là:
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn, GV nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện chương trình theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Tổ chức cho GV nắm chương trình bộ môn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phân biệt chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
- Trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT đã ban hành và chương trình cụ thể đã được thống nhất, các tổ chuyên môn triển khai thực hiện. Chú ý giảm tải một số nội dung theo hướng dẫn của Bộ.
- Các tổ chuyên môn xác định nội dung trọng tâm, lựa chọn PP dạy học, hình thức dạy học phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình.
- Chỉ đạo thực hiện dạy học tự chọn theo các hình thức: Môn học nâng cao hoặc chủ đề tự chọn nâng cao.
1.4.1.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
a) Quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn
Quy chế chuyên môn là hệ thống các quy định, hướng dẫn mang tính chuẩn mực, có tính pháp lý, có tác dụng chỉ đạo hoạt động dạy học và các hoạt động GD, làm cơ sở cho việc hình thành nề nếp, kỷ cương trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Để quản lý thực hiện quy chế chuyên môn, giám đốc cần nghiên cứu các văn bản quy định về nhiệm vụ năm học của Bộ ban hành, các văn bản quy định về chương trình, nội dung, PPDH, để chỉ đạo thực hiện đúng chương trình, kế hoạch dạy học. Chỉ đạo đội ngũ GV soạn bài, lên lớp, kiểm tra đánh giá, cụ thể:
- Quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên
Phân công giảng dạy là khâu tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, đây là công việc hết sức quan trọng trong công tác QL của giám đốc, nó quyết định
chất lượng dạy học - giáo dục của nhà trường. Phân công giảng dạy cho GV là sắp xếp lớp dạy và bố trí thời gian lên lớp của GV một cách phù hợp. Việc phân công giảng dạy cho GV phải được tiến hành trên cơ sở tham khảo ý kiến của TTCM, đề xuất của phó giám đốc chuyên môn và giám đốc xem xét hợp lý để đưa ra quyết định cuối cùng. Quyết định phân công GV phải được công bố công khai trong trung tâm trước ngày khai giảng năm học, hoặc sau khi điều chỉnh lại để GV chủ động chuẩn bị cho công tác giảng dạy.
Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV là phân công hợp lý, đúng năng lực, sở trường và hoàn cảnh của GV, đảm bảo sự điều hòa chất lượng giảng dạy của GV ở các lớp, khối lớp và sau một thời gian thực hiện sự phân công nếu sự phân công trước đó chưa phù hợp thì có thể điều chỉnh cho phù hợp.
- Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên.
Chương trình dạy học là căn cứ để giáo viên lập kế hoạch dạy học, tiến hành tổ chức công tác dạy học của mình.
Kế hoạch dạy học của GV là một bản kế hoạch, trong đó quy định trình tự dạy môn học; số tiết cho từng môn trong mỗi năm học, từng tuần học; việc tổ chức năm học (số tuần thực học, số tuần lao động và nghỉ, chế độ học tập hàng tuần, hàng ngày).
Quản lý thực hiện kế hoạch dạy học của GV là QL việc thực hiện phân phối chương trình, kế hoạch dạy học của GV đã được phê duyệt.
- Quản lý soạn bài của giáo viên
Soạn bài là thiết kế quy trình dạy học của người GV, là kế hoạch lên lớp, nó xác định mục tiêu đạt được sau khi thực hiện bài học, lựa chọn PP, phương tiện, hình thức dạy học thích hợp với bài học. Soạn bài có vai trò quan trọng đối với sự thành công của tiết lên lớp, nó định hướng toàn bộ của thầy và trò trong tiết học sắp tới.
Giám đốc cần tổ chức xây dựng quy định, học tập, thảo luận về mẫu bài soạn, đánh giá bài soạn và phổ biến cho GV thực hiện. Chỉ đạo kiểm tra việc soạn bài của GV đảm bảo đúng yêu cầu, trong bài soạn phải xác định được:
Mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ; công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh; tiến trình hoạt động dạy học cụ thể; củng cố, dặn dò, ra bài tập. GV cần nghiên cứu, thống nhất hình thức, PP, nội dung soạn bài phù hợp với nội dung từng bài học theo quy định.
Mặt khác, dạy học vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Nó đòi hỏi GV phải luôn luôn sáng tạo trong hoạt động giảng dạy nhưng không có sự sáng tạo nào mà lại thiếu sự chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, việc chuẩn bị giờ lên lớp không những là điều kiện cần thiết mà còn là điều kiện bắt buộc đối với giáo viên. Việc chuẩn bị giờ lên lớp của GV bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần và từng bài học, tiết học cụ thể.
- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên
Lên lớp là hoạt động cụ thể của GV nhằm thực hiện toàn bộ kế hoạch bài giảng đã vạch ra và thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và GD cũng như thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin, tính cách nói chung của người GV.
Lên lớp là khâu quan trọng có vai trò quyết định đối với chất lượng dạy học. Trong giờ lên lớp, GV phải vừa thực hiện tốt các nội dung đã chuẩn bị trong kế hoạch bài giảng, vừa giải quyết các tình huống xảy ra trong giờ học một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm tạo ra một bầu không khí sinh động, hứng thú trong lớp học.
Nội dung QL giờ lên lớp của giáo viên là QL việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên, QL việc thực hiện nội dung, PP, sử dụng TBDH trên lớp; QL việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; QL việc thực hiện hồ sơ, sổ sách của giáo viên.
- Quản lý hồ sơ giáo viên
Hồ sơ, sổ sách của GV theo quy định của điều lệ của trung tâm bao gồm: Giáo án, sổ dự giờ, sổ điểm, phân phối chương trình, chuẩn kiến thức,
sổ hội họp, sổ chủ nhiệm, sổ tích lũy bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, sổ kế hoạch năm - tháng - tuần học. Hồ sơ phản ảnh toàn bộ hoạt động giảng dạy của giáo viên. Thông qua việc QL hồ sơ giáo viên, giám đốc có thể nắm chắc hơn các hoạt động chuyên môn của từng giáo viên và thực hiện quy chế, nề nếp chuyên môn của giáo viên theo các yêu cầu đã đề ra.
Để QL tốt hồ sơ của giáo viên, giám đốc cần thống nhất các loại hồ sơ theo mẫu, hướng dẫn cách ghi chép từng loại hồ sơ, có kế hoạch kiểm tra hồ sơ theo từng tổ chuyên môn, nhận xét đánh giá hồ sơ của từng giáo viên, để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong hoạt động dạy và học.
- Quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH của GV
Bản chất của sự đổi mới PPDH là chuyển từ PP thông báo, tái hiện sang việc tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của HS nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của HS để HS tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Nội dung QL việc đổi mới PPDH của GV là QL việc GV cải tiến, vận dụng các PPDH và việc sử dụng có hiệu quả các TBDH, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của GV sao cho HS phát huy tính tích cực cao nhất.
- Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Kiểm tra, đánh giá là bộ phận hợp thành và là khâu cuối cùng của quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá là hai công việc được tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo sát, xem xét cả mặt định lượng lẫn định tính kết quả học tập của HS. Kiểm tra, đánh giá giúp HS tự kiểm tra về mức độ lĩnh hội tri thức, trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, PP học tập, để từ đó HS có thể tự điều chỉnh cách học; giúp GV thu được thông tin ngược từ HS, phát hiện thực trạng kết quả học tập của HS cũng như những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng kết quả đó, là cơ sở thực tế để GV điều chỉnh, hoàn
thiện hoạt động dạy của mình và hướng dẫn HS tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động học của bản thân; giúp giám đốc nhìn nhận thực chất hoạt động dạy học của GV và HS, đánh giá một cách chính xác chất lượng hoạt động dạy học của trung tâm, trên cơ sở đó có những chủ trương, biện pháp chỉ đạo, uốn nắn kịp thời.
Trong trung tâm thường sử dụng ba dạng kiểm tra cơ bản: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ (thường được thực hiện sau khi học một phần chương trình) và kiểm tra tổng kết (cuối học kỳ, cuối năm học). Vì vậy, việc tổ chức kiểm tra nghiêm túc và đánh giá đúng thực chất, khách quan là một yêu cầu được đặt lên hàng đầu.
Nội dung QL việc kiểm tra, đánh giá của GV đối với kết quả học tập của HS là QL việc thực hiện các loại bài kiểm tra theo chương trình, kế hoạch dạy học; việc ra đề kiểm tra, đề thi; chấm, sửa bài cho HS; thực hiện các chế độ, quy trình kiểm tra, đánh giá và xếp loại HS theo đúng quy định.
- Quản lý nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là bộ phận cơ sở với phạm vi chuyên môn sâu, là nơi cụ thể hóa các hoạt động dạy học. giám đốc cần chỉ đạo các tổ chuyên môn về các mặt cụ thể như sau:
+ Lập kế hoạch hoạt động của tổ, đồng bộ với kế hoạch hoạt động của trung tâm, cần cụ thể hóa các hoạt động, mục tiêu cần đạt, nội dung hoạt động, người thực hiện, điều kiện phục vụ.
+ Kế hoạch phải được thông qua tổ chuyên môn để các GV đóng góp ý kiến.
+ Giám đốc duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, lấy đó làm cơ sở để kiểm tra, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện.
Trên cơ sở kế hoạch của năm học, học kỳ, các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng tuần và tổ chức thực hiện.
Sinh hoạt tổ chuyên môn cần tập trung vào một số nội dung:
+ Thống nhất mục tiêu, nội dung, PP, TBDH và tiến trình dạy học, hình thức kiểm tra chất lượng học tập của học sinh.
+ Rút kinh nghiệm giờ dạy.
Hội thảo các vấn đề về chuyên môn: Đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT vào dạy học.
- QL việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học
Để nâng cao chất lượng dự giờ, phân tích sư phạm bài học, cần tổ chức các chuyên đề về giờ lên lớp, như trao đổi về nội dung và PP giảng dạy, xây dựng giờ dạy mẫu, tổ chức dạy thử, thao giảng… nhằm rút kinh nghiệm về PP giảng dạy, phân tích sư phạm bài học. Trên cơ sở đó, khuyến khích sự sáng tạo của GV và đây cũng chính là hoạt động đặc trưng cho nghề giáo.
b) Quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Muốn QL được việc đổi mới PPDH, giám đốc phải nắm được những kiến thức và nghiệp vụ sư phạm, nghĩa là nắm được nội dung đổi mới.
Đổi mới không phải là thay đổi toàn bộ PPDH đã có mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH hiện nay, từng bước áp dụng những PPDH tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại nhằm thay đổi cách thức dạy của thầy, thay đổi PP học tập của HS, chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.
Giám đốc cần căn cứ vào các định hướng về đổi mới PPDH của các cấp QL, dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường để hình dung một cách tổng quát về các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt, ấn định từng bước đi cụ thể và thời gian tương ứng, dự kiến các biện pháp để thực hiện. Sau khi soạn thảo kế hoạch, yêu cầu các đơn vị thảo luận, góp ý bổ sung để hoàn thành kế hoạch và trình cấp trên phê duyệt. Giám đốc phổ biến và hướng dẫn các đơn vị và cá nhân xây dựng kế hoạch riêng, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị,
từng cá nhân. Đồng thời, với việc lập kế hoạch sát, đúng, giám đốc cần trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra thực hiện kế hoạch để đảm bảo cho sự thành công của quá trình đổi mới PPDH.
c) Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên
Quản lý công tác bồi dưỡng GV là một công tác quan trọng trong QL của giám đốc trung tâm. Bồi dưỡng GV bao gồm bồi dưỡng cả về phẩm chất lẫn năng lực của GV. Hình thức bồi dưỡng GV gồm: Bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình của Bộ GD&ĐT, bồi dưỡng theo chương trình của Sở GD&ĐT, các lớp bồi dưỡng cốt cán do các cấp GD tổ chức, các lớp tập huấn ở trung tâm và tự bồi dưỡng cá nhân. Để QL bồi dưỡng GV, giám đốc cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV, triển khai thực hiện, chỉ đạo kiểm tra chặt chẽ công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của người GV. Giám đốc cần tổ chức thường xuyên các chuyên đề về dạy học, phân tích sư phạm sau tiết dạy, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ; tạo điều kiện thuận lợi để GV tự bồi dưỡng, học tập nâng trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.
1.4.1.4. Quản lý hoạt động học tập của học sinh
Hoạt động học của học sinh tồn tại song song với hoạt động dạy của thầy. vì vậy “Quản lý hoạt động học của HS là một yêu cầu không thể thiếu trong QL quá trình dạy học nhằm tạo ra ý thức tốt trong học tập, giúp HS lĩnh