Một số nguyên tắc cơ bản xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 93 - 95)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Một số nguyên tắc cơ bản xây dựng biện pháp

3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng được vào thực tế hoạt động QL của các Trung tâm GDNN - GDTX phù hợp với năng lực và điều kiện đội ngũ CBQL, GV, CSVC, đem lại hiệu quả cao về thực hiện các chức năng quản lý.

3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Biện pháp đảm bảo chủ trương của các Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương về DNPT đáp ứng nhu cầu học nghề, cơ cấu phân luồng của HS và cơ cấu trình độ phù hợp với phát triển KT-XH, nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH.

3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Công tác QL DNPT gồm các hoạt động QL liên quan đến dạy nghề, mỗi hoạt động đều có mục đích, ý nghĩa riêng nhưng chất lượng và hiệu quả của mỗi hoạt động QL đều góp phần đạt tới mục tiêu chung. Vì vậy các biện pháp QL về công tác DNPT phải đảm bảo tính hệ thống, có tính chất toàn diện, đồng bộ, tránh sự mâu thuẫn chồng chéo khi thực hiện toàn bộ hệ thống các biện pháp

3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông được nêu ở các điều 27, 28 Luật giáo dục 2005. [7]

Cụ thể các biện pháp đề xuất phải nhằm chuẩn bị cho HS một số kỹ năng lao động về những lĩnh vực nghề phổ biến, cần thiết và phù hợp với lứa tuổi HS bậc THPT, đồng thời giúp phân hóa HS, tạo điều kiện cho HS tiếp cận làm quen với một số nghề phổ thông, nâng cao hiểu biết về nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong của người lao động tiên tiến, phát hiện sở trường và chuẩn bị cơ sở cho việc định hướng, lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Dạy nghề phổ thông còn là hoạt động mang tính chất giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông, một bộ phận của nội dung giáo dục toàn diện.

3.1.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Công tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX nói riêng luôn mang tính hệ thống mà ở đó mỗi biện pháp quản lý là một thành tố. Giữa các biện pháp quản lý luôn có mối liên hệ, tác động qua lại tạo nên một chỉnh thể. Các biện pháp đề ra phải đảm bảo tính đồng bộ, có mối quan hệ hữu cơ theo hướng thúc đẩy lẫn nhau, làm tiền đề, điều kiện cho nhau trong quá trình thực hiện. Điều này cần được quán triệt để khi áp dụng các biện pháp, phải cân nhắc, tính toán để các biện pháp có thể hỗ trợ nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp và kết quả đạt được là tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)