9. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức của Trung tâm
3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban giám đốc, tổ chuyên môn, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhằm triển khai các hoạt động dạy học một cách đầy đủ, có chất lượng.
Bồi dưỡng nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động dạy học hiện nay.
Đội ngũ quản lý Trung tâm là bộ máy quan trọng đầu tiên của mọi hoạt động của Trung tâm, là yếu tố then chốt trong quá trình vận hành bộ máy hoạt động của Trung tâm.
Vì vậy, việc bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ quản lý, cán bộ, giáo viên là việc làm thường xuyên, liên tục. Người quản lý, giáo viên phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tự học, tự sáng tạo, phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để truyền tải đến học sinh những kiến thức đúng, bổ ích đồng thời tư vấn cho tự học cách thức tổ chức cũng như phương pháp học tập phù hợp để tự học có thể lĩnh hội và sử dụng đúng đắn, có hiệu quả những tri thức mà mình đã thu nhận được. Như vậy, người thầy không những là người giỏi về chuyên môn mà còn phải là người có năng lực sư phạm, có hiểu biết sâu rộng và có khả năng cập nhật được những thay đổi nhanh chóng về khoa học, công nghệ. Người giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục của đơn vị.
Xuất phát từ thực trạng tồn tại trong công tác quản lý nhân sự của Trung tâm về đội ngũ chưa đồng bộ, tuy tạm đủ về số lượng nhưng lại thiếu giáo viên chuyên trách, thiếu giáo viên nòng cốt trong đơn vị, chuyên môn
chắc mà không sắc. tuy nhiên Trung tâm đã vận dụng sáng tạo và đã mang lại hiệu quả về công tác giáo dục toàn diện, đó chính là cơ sở đề xuất một số biện pháp quản lý nhân sự nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của Trung tâm.
3.2.1.2. Nội dung và cách tổ chức thực hiện
a) Phân định cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ, quyền hạn cho từng cán bộ quản lý, cá nhân, các bộ phận
Để triển khai thực hiện các hoạt động dạy học, người lãnh đạo đơn vị cần có sự phân công rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của các phó giám đốc chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng quy chế hoạt động, điều hành...
Sắp xếp các tổ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp, bổ nhiệm GV có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, phẩm chất đạo đức tốt làm tổ trưởng, tổ phó. Tổ chức nhóm chủ nhiệm theo các nhóm nghề phù hợp. Chỉ đạo GV chủ nhiệm thành lập ban cán sự các lớp đảm bảo tự quản hoạt động học tập của HS.
Người Giám đốc thực hiện vai trò kết hợp của mình bằng những tác động đến các bộ phận, tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm… Tạo nên sự tin tưởng, phấn khởi, đồng thuận đưa đến hiệu quả trong dạy học.
Giám đốc là chủ thể QL của trung tâm; thông qua các biện pháp quản lý, giám đốc tác động đến toàn bộ máy. Để nâng cao hiệu quảQL, giám đốc phải kế hoạch hóa việc quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân xây dựng được kế hoạch hoạt động theo nhiệm vụ được phân công.
Quản lý của giám đốc trong việc thực hiện nội dung, chương trình, SGK phải luôn hướng đến chuẩn kiến thức và chuẩn chất lượng bộ môn mà Bộ GD&ĐT đã ban hành, thường xuyên xem xét, đánh giá theo các tiêu chuẩn kiểm định.
b) Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn
Năng lực chuyên môn là nền tảng, là đòn bẩy của năng lực sư phạm. Muốn có năng lực sư phạm tốt, phải có năng lực chuyên môn vững vàng.
Các biện pháp nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho GV cụ thể như sau:
Xây dựng tổ chuyên môn thực sự là nơi diễn ra hoạt động chuyên môn sâu rộng, có ý nghĩa thiết thực đối với sự phấn đấu vươn lên của mỗi thành viên trong hoạt động nâng cao chất lượng GV giảng dạy. Người Ql cần xác định rõ nhiệm vụ, tầm quan trọng của tổ và nhóm chuyên môn trong trung tâm. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn là xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn và xây dựng kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ GD & ĐT, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của GV theo kế hoạch của trung tâm, đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với GV. Nền nếp sinh hoạt của tổ chuyên môn là 02 lần/ tháng. Nội dung và hình thức sinh hoạt góp phần đảm bảo kỷ cương nề nếp và nâng cao chất lượng dạy học.
Tổ chuyên môn là bộ phận cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác QL hoạt động dạy học; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của giám đốc; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, học tập các chuyên đề, tổng kết kinh nghiệm dạy học, tổ chức thực tập, kiến tập, hội thảo… Vì vậy, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là nội dung quan trọng nhất của QL hoạt động dạy học.
Để QL hoạt động của tổ chuyên môn, giám đốc cần giao trách nhiệm cho phó Giám đốc hoặc trực tiếp hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học. Kế hoạch của tổ chuyên môn phải nêu rõ mục tiêu đạt được, nội dung sẽ thực hiện, người thực hiện, thời gian thực hiện. Giám đốc phê duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, cần cụ thể hóa thành các văn bản quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn, ban hành và hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.
Đặc biệt cần đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, tập trung trao đổi, thống nhất những vấn đề về chương trình, SGK, mục tiêu môn học,
chương, bài học, phương pháp giảng dạy, lựa chọn phương tiện, thiết bị dạy học một cách phù hợp.
Về nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ: Cần quy định cụ thể về số lượng các chuyên đề hội thảo chuyên môn sẽ thực hiện trong năm học, trong từng học kỳ, phù hợp với từng môn học, quy định sử dụng thiết bị dạy học, thực hành, số buổi ngoại khóa cho HS.
Về quyền hạn và trách nhiệm của tổ trưởng trong việc giám sát việc thi hành các quy định đó. Tất cả các quy định cần được tổ chuyên môn tổ chức học tập, thảo luận và cụ thể hóa trong kế hoạch của từng GV.
Giám đốc cần phải chỉ đạo, kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ. Phân công BGĐ sinh hoạt theo tổ chuyên môn để theo dõi, nắm bắt tình hình và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Các tổ chuyên môn tổ chức hội thảo các chuyên đề đổi mới chương trình, SGK. Tổ chức thực tập, dự giờ, rút kinh nghiệm tiết dạy. Trao đổi kinh nghiệm sử dụng TBDH. Tổ chức trao đổi về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết các vấn đề mới và khó trong chương trình.
Lập kế hoạch, xây dựng quy định hoạt động của tổ chuyên môn nhằm phục vụ đổi mới phương pháp dạy học:
Từ các yêu cầu về đổi mới PPDH, giám đốc cần cụ thể hóa kế hoạch bằng các văn bản quy định về hoạt động của tổ chuyên môn, ban hành và hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra về các mặt sau:
Về việc thực hiện nề nếp kỷ cương trong dạy học như: Thực hiện chương trình, soạn bài, lên lớp, sử dụng ĐDDH, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới PPDH. Về nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ: Cần quy định cụ thể về số lần họp, số lượng các chuyên đề đổi mới PPDH sẽ thực hiện trong năm học, trong từng học kỳ, phù hợp với từng môn học.
Yêu cầu TTCM trong việc giám sát việc thi hành các quy định đó. Tất cả các quy định cần được tổ CM tổ chức học tập, thảo luận và cụ thể hóa trong kế hoạch của từng GV.
Công tác đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn, cần tổ chức và chỉ đạo, sâu sát, cụ thể:
Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề dạy học theo PPDH mới cho từng môn học; chỉ đạo soạn bài thống nhất đề cương chung dạy học cho từng môn học, bài học; giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm dạy học; Hội giảng cấp Trung tâm, cấp tỉnh; tham dự, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, nâng cao trình độ của đội ngũ GV và nâng cao chất lượng dạy học; kinh nghiệm về thực hành thí nghiệm sử dụng các TBDH, nội dung tự học, tự bồi dưỡng.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới PPDH:
Quản lý mà không kiểm tra thì công tác QL sẽ không hiệu quả. Vì vậy, Giám đốc và các Phó Giám đốc cần kiểm tra một cách thường xuyên hoạt động của các tổ chuyên môn, tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt để có biện pháp chỉ đạo, uốn nắn, khắc phục kịp thời.
Kết quả đánh giá cần được sự đồng tình, ủng hộ của các đoàn thể và thông qua hội đồng GD trung tâm. Đồng thời với việc tăng cường kiểm tra thường xuyên hoạt động của các tổ, kiểm tra việc thực hiện kỷ cương nề nếp dạy học, giám đốc cần xây dựng các chuẩn đánh giá mới, trong đó cần đổi mới các tiêu chí đánh giá theo hướng đổi mới PPDH. (hoạt động dạy của thầy và hiệu quả hoạt động học của trò).
Tạo động lực cho hoạt động của các tổ chuyên môn, hoạt động đổi mới PPDH:
Giám đốc yêu cầu tổ CM có triển khai kế hoạch đúng tiến độ và có chất lượng hay không, phụ thuộc phần lớn vào năng lực tổ chức và tinh thần trách
nhiệm của tổ trưởng. Vì vậy, mạnh dạn trao quyền cho TTCM để tạo động lực cho hoạt động của các tổ, để tổ trưởng hướng dẫn họ trong việc tổ chức, chỉ đạo các thành viên của tổ thực hiện tốt các nhiệm vụ, đồng thời có thể đề đạt với cấp trên để bổ nhiệm họ ở những cương vị cao hơn, khen thưởng xứng đáng chú trọng vật chất và cả tinh thần những công lao mà họ đã cống hiến cho tập thể.
c) Đổi mới hoạt động của khối chủ nhiệm và các tổ chức đoàn thể
Khối chủ nhiệm sắp xếp theo khối học. GV chủ nhiệm là người QL trực tiếp học tập của HS, kiểm tra đôn đốc HS trong học tập. Để công tác chủ nhiệm có hiệu quả, Giám đốc chỉ đạo GV chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, có chỉ tiêu cụ thể, biện pháp bồi dưỡng HS, kiểm tra tự học của HS.
Chỉ đạo GV chủ nhiệm phổ biến nội quy trung tâm, xây dựng quy định của lớp, tổ chức thực hiện nề nếp, kỷ cương trong học tập. Nắm bắt tình hình của HS, kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS chính xác.
Chỉ đạo GV chủ nhiệm tổ chức các hoạt động bổ trợ học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, qua đó giáo dục ý thức, thái độ, tạo sự say mê trong học tập gắn với các hoạt động thực tiễn.
Nhiệm vụ của GV chủ nhiệm, của Ban chấp hành Đoàn, cơ chế hoạt động và phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chuyên môn nhịp nhàng đồng bộ tạo hiệu quả tổng hợp, chú trọng đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt, tạo nên sự phong phú đa dạng, lôi cuốn được HS tham gia một cách tích cực, tự giác. Cần tổ chức các hoạt động tham quan, vui chơi, giải trí bổ ích, tạo điều kiện cho HS tham gia các hoạt động xã hội, để qua đó GD đạo đức, lòng ham hiểu biết, gắn bó lòng say mê học tập với việc tham gia cải tạo các hiện tượng thực tiễn.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua tập thể, cá nhân HS, chú trọng các tiêu chí nhằm đổi mới phương pháp học tập, khuyến khích tính tích cực, tự giác, sáng tạo của HS trong học tập và rèn luyện. Tiến hành kiểm
tra, xếp loại theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và công khai kết quả xếp loại. Trung tâm kiểm tra đối với hoạt động của GVCN, của đoàn thanh niên bằng nhiều hình thức như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề. Hàng tháng, học kỳ cần căn cứ vào kết quả thi đua của lớp, vào việc hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định, sự tín nhiệm của PHHS, của đồng nghiệp và của HS để đánh giá xếp loại GVCN. Đối với Ban chấp hành Đoàn cần tham khảo thêm kết quả đánh giá của cấp trên để đánh giá, xếp loại được chính xác. Cần vận dụng quan điểm quản lý chất lượng tổng thể vào việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá để tránh tình trạng chạy theo thành tích chỉ đánh giá dựa vào điểm học tập, làm cho kết quả đánh giá bị sai lệch.
d) Lập quy hoạch, tuyển chọn, bổ sung nhân sự đội ngũ
Lập quy hoạch nhân sự là việc xác định nhu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của Trung tâm.
Khi lập quy hoạch nhân sự, giám đốc cần căn cứ vào các văn bản pháp quy của Bộ GD & ĐT định biên cho các cơ sở GD, căn cứ vào nội dung, kế hoạch GD và thực trạng đội ngũ GV trong trung tâm.
Các biện pháp cụ thể trong lập quy hoạch nhân sự đối với trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn trong giai đoạn hiện nay là:
Rà soát tình hình nhân sự, phân loại số lượng, chất lượng đội ngũ, lập kế hoạch nhân sự trên cơ sở yêu cầu của năm học mới.
Chú trọng công tác lựa chọn TTCM, là người có phẩm chất, có tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật cao, có năng lực chuyên môn vững vàng.
Xây dựng tổ chuyên môn mang tính lồng ghép: chọn các môn tương đồng vào một tổ, tìm hạt nhân nổi trội làm tổ trưởng và nhóm trưởng. Khi năng lực chuyên môn và số lượng GV của một số nghề tăng, đủ điều kiện thì tách tổ.
Tuyển chọn, bổ sung nhân sự nhằm đảm bảo đủ số lượng GV, nhân viên như bản quy hoạch đề ra. Biện pháp cụ thể là đề xuất với ngành chủ quản
phân bổ các GV bộ môn còn thiếu, GV có kinh nghiệm giảng dạy và năng lực chuyên môn giỏi, GV đạt chuẩn.
e) Tăng cường hoạt động bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
Trước hết, cần chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng về cả phẩm chất và năng lực. Hoạt động dạy học muốn có chất lượng tốt thì đội ngũ GV phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, tất cả vì HS thân yêu. Đồng thời phải có kiến thức, kỹ năng vững vàng, năng lực giảng dạy tốt, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, năng lực học vấn để cho HS noi theo.
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ viên chức phục vụ nhằm nâng cao, hoàn thiện nhân cách và nhất là trình độ nghiệp vụ sư phạm của người GV. Bồi dưỡng cho GV năng lực thiết kế giáo án môn học, xây dựng hệ thống câu hỏi phát vấn, cách làm phiếu học tập. Bồi dưỡng, rèn luyện các kỹ năng dạy học trên lớp: Kỹ năng tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thực hành, thí nghiệm; kỹ năng ra đề kiểm tra, đề