9. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Quản lý có hiệu quả hoạt động học tập của học sin hở trung
3.2.3.1 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Quản lý có hiệu quả các hoạt động học tập cho HS nhằm giúp HS thực hiện nghiêm túc nội qui, quy chế học tập, có ý thức giáo dục động cơ, thái độ
học tập đúng đắn cho HS, hình thành ở các em tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập. Đặc biệt PP học tập để đạt kết quả cao.
Việc quản lý hoạt động học tập của học sinh giúp cho Giám đốc đánh giá được thực chất hoạt động dạy học của GV, chất lượng của quá trình dạy và học, để từ đó có các biện pháp, phương pháp quản lý tốt hơn, phát huy được những điểm mạnh trong đánh giá năng lực của GV và hoạt động học tập của HS, khắc phục được những tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng GD thiết thực.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện của biện pháp
- Nội dung của biện pháp
Cần xây dựng chi tiết nội qui, quy chế học tập của học viên sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý đối tượng học sinh.
Vừa trang bị kiến thức, kỹ năng nghề vừa giáo dục học sinh các kỹ năng mềm về ý thức kỹ luật, tác phong, thái độ đối với nghề nghiệp và có khả năng làm việc độc lập, theo nhóm…
Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra đánh giá đúng trình độ năng lực tay nghề của từng học sinh.
- Cách thức thực hiện biện pháp
Cán bộ quản lý có kế hoạch thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở động viên về nề nếp học tập của học sinh.
Hàng tuần, hàng tháng, GV phải thống kê số lượng, chất lượng, ý thức chấp hành nội qui, quy chế học nghề của HS báo cáo với Trung tâm để kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót trong quá trình dạy và học nghề.
Tổ chức các phong trào thi đua về dạy – học nghề, các buổi học thực hành nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, đồng thời giúp cho học sinh có ý thức phấn đấu học nghề tốt hơn vì ngày mai lập nghiệp.
Quản lý ngày, giờ học của học sinh qua sổ lên lớp cần thực hiện nghiêm túc và được đánh giá theo quy định.
Tổ chức cho học sinh làm quen các hình thức học tập làm bài tập nhóm, dự án… để phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh.
Tổ chức quán triệt nội quy, đăng ký các tiêu chí thi đua học tập, rèn luyện và quy chế phối hợp giữa gia đình, địa phương với Trung tâm về quản lý học sinh tham gia học nghề tại Trung tâm một cách nghiêm túc.
Trung tâm xây dựng quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp đúng theo quy chế Bộ GD & ĐT đã ban hành. Kết quả học tập của HS được lưu giữ đầy đủ, chính xác bằng sổ sách theo lớp học và khóa học. QL kết quả học tập của HS bằng sổ sách và các phần mềm QL.