Hoàn thiện công tác tuyển sinh và tổ chức thi cuối khoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 120)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Hoàn thiện công tác tuyển sinh và tổ chức thi cuối khoá

3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, nhu cầu thực tế và điều kiện hoàn cảnh của Trung tâm. Trung tâm điều tra, khảo sát nắm tình hình, số lượng học sinh, nhu cầu học nghề, số lớp nghề, số nghề của các khối: khối 8, khối 11 để xây dựng kế hoạch sát thực.

Trên cơ sở số lượng học sinh hiện có. Tổ chức hội nghị Hiệu trưởng của 19 đơn vị trường để ký hợp đồng đào tạo và số lượng học sinh dự kiến cho năm sau đạt yêu cầu chỉ tiêu cho công tác tuyển sinh.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện a) Tuyển sinh

- Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh của các trường đăng ký với Trung tâm dựa trên cơ sở chỉ tiêu được giao. Sau khi thống nhất với Trung tâm. Trung tâm có văn bản hướng dẫn phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị trường thực hiện cụ thể nghề gì, số lớp, số học sinh…

- Huyện Tây Sơn là huyện nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do đó cần đa dạng hoá các nghề đào tạo và cần ưu tiên nhu cầu học nghề tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống của địa phương.

- Nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy nghề phổ thông trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, thực hiện theo chỉ thị số 33/2003/CT - BGD&ĐT ngày 23/7/2003 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và năng lực học sinh và chỉ tiêu được giao: Tập chung vào tuyển sinh các lớp cuối cấp THCS, THPT. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo.

Công tác tuyển sinh là hoạt động của toàn Trung tâm, mọi thành viên trong Trung tâm phải có trách nhiệm tham gia, để thực hiện được điều này mỗi cán bộ, viên chức trước hết cần phải nhận thức rằng công việc tham gia tuyển sinh của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của Trung tâm vì không có học sinh, đồng nghĩa với việc Trung tâm sẽ không hoạt động được và hệ quả là cán bộ, GV sẽ phải giảm. Để thực hiện được điều này Trung tâm phải chủ động áp dụng đa dạng hình thức tuyển sinh như đăng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể để tổ chức tuyển sinh...và có những biện pháp động viên khích lệ, chẳng hạn như giao khoán mức thưởng trên mỗi hồ sơ khi học sinh do cán bộ, GV vận động đã thực tế vào học hoặc khen thưởng kịp thời trong các ngày lễ, các dịp tổng kết... nhằm tạo lên một không khí thi đua, phấn đấu trong mỗi cán bộ, viên chức trong hoạt động tuyển sinh. Ngoài các cách nêu trên công tác tuyển sinh còn phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

Xây dựng đội ngũ làm công tác tuyển sinh: Đội ngũ tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác tuyển sinh, vì thế cần xây dựng đội ngũ này hết sức đa dạng như Bộ phận cán bộ, viên chức; Bộ phận học sinh, bộ phận các điểm trường cơ sở và các Trung tâm học tập cộng đồng.

Tăng cường công tác quản lý việc dạy và học: Dạy và học là hai hoạt động mà thoạt đầu chúng ta nghĩ là không có liên quan gì đến công tác tuyển sinh của Trung tâm. Bởi vì công tác dạy và học nó diễn ra khi mà công tác tuyển sinh đã kết thúc. Tuy nhiên nếu suy nghĩ như vậy thì thật là sai lầm, phải nói là công tác quản lý dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh của Trung tâm. Bởi lẽ chúng ta biết rằng những học sinh đang theo học tại Trung tâm của chúng ta là những "cán bộ tuyên truyền viên" hết sức quan trọng. Những gì đang diễn ra ở Trung tâm về

chất lượng đào tạo được họ phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân... từ đó tạo động lực cho học sinh đăng ký tham gia học tập tại Trung tâm chúng ta.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ dạy học: Cơ sở vật chất mà đặc biệt là máy móc, thiết bị dạy thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Bởi vậy cần phải đầu tư những máy móc thiết bị phù hợp với chương trình đào tạo là động lực thu hút học sinh tham gia đăng ký học nghề phổ thông .

Tóm lại, công tác tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Trung tâm. Những nội dung trên chỉ mới là một trong những giải pháp cơ bản. Để công tác tuyển sinh thật sự có hiệu quả và chất lượng, Trung tâm cần phải kết hợp và sử dụng bằng rất nhiều biện pháp khi đó hiệu quả của công tác tuyển sinh ngày càng tốt hơn.

b) Tổ chức thi cuối khoá

- Hàng năm việc thi nghề phổ thông được tổ chức vào cuối tháng 5, đầu tháng 6. Thường tổ chức thành 2 đợt, đợt I cho học sinh THCS, đợt II cho học sinh THPT.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập xác định cho các học sinh đủ điều kiện dự thi được thi nghề.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá chung theo từng cụm trường để có sự thi đua, ý thức trách nhiệm về hồ sơ của học sinh gắn với hội đồng thi.

- Tổ chức hội đồng thi theo cụm Trung tâm, điều chéo lãnh đạo coi thi giữa các Trung tâm ở các cụm Trung tâm.

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ công tác coi thi, chấm thi cho đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề phổ thông vì chính đội ngũ giáo viên này tham gia coi thi và trực tiếp chấm thi trong các kỳ thi nghề phổ thông. Giáo viên được giao nhiệm vụ chấm thi phải là người đang trực tiếp dạy môn đó.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, các biện pháp quản lý về hoạt động dạy nghề cho học sinh phổ thông có vị trí quan trọng trong việc quản lý giáo dục nói chung và việc quản lý tại các cơ sở giáo dục có hoạt động dạy nghề phổ thông nói riêng. Các biện pháp quản lý là những hoạt động không thể thiếu được với các nhà quản lý. Bởi vì chính các biện pháp đó tác động đồng thời lên các nhân tố của quá trình dạy học là thầy giáo và học sinh. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên là lực lượng ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả đào tạo trong Trung tâm.

Mỗi biện pháp đều có những thế mạnh ở một phương diện nào đó nhằm không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượng công tác đào tạo. Muốn phát huy được sức mạnh của các biện pháp thì không nên thực hiện đơn lẻ từng biện pháp mà cần có sự liên kết, hỗ trợ giữa các biện pháp mà phải thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Trong các biện pháp trên thì biện pháp quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên là rất quan trọng vì nó là tư tưởng, nhận thức, quan điểm chỉ đạo có vai trò quyết định và tác động đồng thời lên các nhân tố đảm bảo việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu đào tạo.

Từ đổi mới tư duy nhận thức. Mạnh dạn thay đổi suy nghĩ cổ truyền thiên về dạy chữ tách rời Giáo dục - Đào tạo - Văn hoá - Khoa học – Giáo dục với Đào tạo Kỹ thuật – Nghề nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương có nhận thức đúng đắn về dạy nghề phổ thông và quan tâm hơn nữa đến hoạt động này.

Từ nhận thức đúng kết hợp với thực hiện tốt công tác thực hiện hoá xã hội hội hoá giáo dục sẽ huy động được nhiều đối tượng, thành phần trong xã hội cùng phối hợp trong quá trình dạy nghề phổ thông. Quản lý điều hành tốt thì chất lượng đào tạo được nâng lên sẽ làm kiến thức và kinh nghiệm của người làm công tác tổ chức được nâng lên sắp xếp quản lý phù hợp đúng

Biện pháp 1 Biện pháp 5 Biện pháp 4 Biện pháp 3 Biện pháp 2

người đúng việc. Giúp cho việc quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên, quản lý nội dung phương pháp dạy và học, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, quản lý công tác tuyển sinh và thiết kế môn học được nâng cao.

Tăng cường và quản lý cơ sở vật chất được tốt nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề phổ thông, nó sẽ làm thay đổi nhận thức của không ít người còn xem nhẹ và ỉ vào sự khó khăn về cơ sở vật chất mà còn thực hiện chưa tốt và hiệu quả chưa cao. Cải tiến bộ máy nhân sự củng cố hệ thống chính trị của Trung tâm có vị trí cấp thiết vì nó cũng tác động lên các nhân tố góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo.

Các biện pháp đều có mối quan hệ tác động tích cực lẫn nhau nếu được đầu tư quản lý điều hành tốt. Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tốt sẽ giúp cho việc quản lý nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác tuyển sinh và quản lý cơ sở vật chất được nâng cao.

Nếu cả 05 biện pháp trên được quan tâm thích đáng và quản lý tốt thì chất lượng đào tạo ở Trung tâm được nâng cao.

Sơ đồ 3.1: Mô hình mối quan hệ giữa các biện pháp

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp

3.4.1. Nội dung, đối tượng khảo nghiệm

Các biện pháp luận văn đưa ra xuất phát từ thực tế quản lý chỉ đạo hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN – GDTX.

Từ việc vận dụng lý luận của khoa học quản lý giáo dục và kinh nhiệm quản lý. Để khẳng định các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông có quan trọng, cấp thiết hay không và tính khả thi ở mức độ nào. Ta tiến hành tìm hiểu bằng phiếu trưng cầu ý kiến về các biện pháp của luận văn.

Khảo sát với hai nhóm đối tượng:

- 50 người là CBQLGD và giáo viên thuộc Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Tây Sơn, Trung tâm, các trường THCS và trường THPT có học sinh học nghề phổ thông.

- 80 người là học sinh học nghề phổ thông tại Trung tâm.

3.4.2. Nội dung phiếu khảo nghiệm

Để đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn được đề xuất, chúng tôi tiến hành đánh giá theo quy định thang điểm:

- Mức độ rất cần thiết/ rất khả thi: 4 điểm. - Mức độ cần thiết/ khả thi: 3 điểm. - Mức độ ít cần thiết/ ít khả thi: 2 điểm - Mức độ không cần thiết/không khả thi: 1 điểm.

- Ngoài việc nêu mức độ của các biện pháp, đối tượng trình bày ý kiến đề xuất của bản thân nếu có.

3.4.3. Đối tượng để tiến hành khảo nghiệm

Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề ở trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn được đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn điều tra thông qua phiếu trưng cầu ý kiến 130 người gồm CBQL, GV và học sinh của Trung tâm.

. Khảo sát với hai nhóm đối tượng:

- 50 người là CBQLGD và giáo viên thuộc Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT Tây Sơn, Trung tâm, các trường THCS và trường THPT có học sinh học nghề phổ thông.

- 80 người là học sinh học nghề phổ thông tại trung tâm. Kết quả như sau:

a). Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

Bảng 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

T TT CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT MỨC ĐỘ CẦN THIẾT Tổng điểm Điểm TB X Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % 1 1 Quản lý chất lượng đội ngũ viên chức của trung tâm

110 84,6 20 15,4 0 0 0 0 500 3,85 2

2

2

Tăng cường quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và quy chế chuyên môn của GV

80 61,5 50 38,5 0 0 0 0 470 3,62 4

3

Quản lý có hiệu quả hoạt động học tập của HS

100 76,9 30 23,1 0 0 0 0 490 3,77 3

4

Tăng cường cơ sở vật chất thiết bị phục vụ công tác dạy nghề phổ thông ở trung tâm 115 88,5 15 11,5 0 0 0 505 3,88 1 5

Hoàn thiện công tác tuyển sinh và tổ chức thi cuối khóa

70 53,8 60 46,2 0 0 0 0 460 3,54 5

Nhận xét: Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy các biện pháp đề xuất nêu trên

đều có mức độ độ cần thiết rất cao, thể hiện điểm trung bình từ 3,54 đến 3,88; giá trị trung bình X= 3,73.

- Biện pháp được đánh giá cần thiết nhất, cấp bách nhất là tăng cường Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ công tác dạy và học, với điểm trung bình X=3,88 đúng với thực tế, yêu cầu rất cần thiết hiện nay là trung tâm cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất vì CSVC của trung tâm được đầu tư khá lâu và lạc hậu.

- Các biện pháp phát triển đội ngũ GV, chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ dạy nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn được đánh giá là rất cần thiết. Các biện pháp còn lại được khẳng định là cần thiết.

- Tuy nhiên mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất là không đều nhau, có sự chênh lệch đáng kể (0,34), trong đó biện pháp có mức độ cần thiết thấp nhất là hoàn thiện công tác tuyển sinh và tổ chức thi cuối (X = 3,54).

Như vậy có thể nói các biện pháp đề xuất nhằm quản lý công tác hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Tây Sơn là rất cần thiết.

b) Mức độ khả thi của các biện pháp nhằm quản lý công tác hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Tây Sơn.

Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất

T TT CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT MỨC ĐỘ KHẢ THI Tổng điểm Điểm TB Y Thứ Bặc Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % 1 Quản lý chất lượng đội ngũ viên chức của trung tâm 100 76,9 30 23,1 0 0 0 0 490 3,77 2 2

Tăng cường quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và quy chế chuyên môn của GV 70 53,8 60 46,2 0 0 0 0 460 3,54 5 3 Quản lý có hiệu quả hoạt động học tập của HS 85 65,4 45 34,6 0 0 0 0 475 3,65 3

4 Tăng cường cơ sở 110 84,6 20 15,4 0 0 0 0 500 3,85 1

vật chất thiết bị phục vụ công tác dạy nghề phổ thông ở trung tâm

5

Hoàn thiện công tác tuyển sinh và tổ chức thi cuối khóa

75 57,7 55 42,3 0 0 0 0 465 3,58 4

Nhận xét: Kết quả khảo sát từ bảng 3.2 cho thấy về tính khả thi của các

biện pháp đề xuất ở bảng 3.2 khá tốt, trong đó biện pháp tăng cường Cơ sở vật chất thiết bị phục vụ công tác dạy nghề phổ thông có tính khả thi cao nhất đồng thời độ cần thiết cũng cao nhất (X =3,85). Các biện pháp được đánh giá rất khả thi là phát triển đội ngũ giáo viên, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục, lập kế hoạch hoạt động. Các biện pháp còn lại được đánh giá có tính khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)