Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 71 - 77)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên

2.4.1.1. Quản lý chỉ đạo xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên

- Có kế hoạch hoạt động dạy nghề phổ thông ngay từ đầu mỗi năm học. Làm khá tốt công tác phối hợp với các trường có HS đăng ký học nghề, lập danh sách, biên chế lớp nghề phổ thông và sắp xếp thời khóa biểu dạy và học nghề phổ thông.

- Kế hoạch hoạt động từng tháng, từng học kỳ.

- Trung tâm GDNN - GDTX xây dựng và thực hiện kế hoạch, biện pháp tiếp nhận việc đăng ký theo học của người học kết hợp với việc khảo sát, đánh giá đặc điểm của đối tượng theo học để xác định hình thức tổ chức lớp học cho phù hợp (về thời gian, địa điểm, hình thức học).

- Giám đốc trung tâm GDNN - GDTX phân công đội ngũ GV có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (với chương trình, đối tượng…) trực tiếp giảng dạy; hướng dẫn GV việc thực hiện chương trình và các quy định chuyên môn có liên quan, phù hợp với đặc thù dạy nghề phổ thông.

- Bố trí Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu….cần thiết cho việc dạy và học.

- Phân công cán bộ trực tiếp theo dõi, điều hành hoạt động của lớp học.

2.4.1.2. Thực trạng quản lý thực hiện chương trình dạy học của giáo viên

- Trung tâm GDNN-GDTX căn cứ kết quả điều tra nhu cầu học tập của người dân, để lựa chọn chương trình GDTX-HN trong đó có chương trình dạy

nghề phổ thông phù hợp đưa vào thực hiện.

- Chủ động tổ chức tuyên truyền đến người dân về các chương trình GDTX-HN được trung tâm tổ chức.

- Định kỳ thực hiện việc thăm dò, khảo sát để thu nhận thông tin phản hồi từ phía người học về những vấn đề liên quan đến việc tổ chức thực hiện chương trình GDTX - HN để có sự điều chỉnh cần thiết, kịp thời công tác tổ chức.

Chúng tôi gửi phiếu khảo sát đến 40 CBQL và 100 GV các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên , tiến hành tổng hợp thông tin ở các phiếu thu được, dùng phương pháp thống kê toán học, kết quả về thực trạng công tác quản lý của giám đốc về các mặt của hoạt động dạy học như sau:

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về quản lý thực hiện nội dung, chương trình dạy học

STT NỘI DUNG QUẢN LÝ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ĐTB Bậc

Tốt Khá T.bình Yếu

1

Chỉ đạo xây dựng chương trình cụ thể dựa theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT ban hành

85 33 22 0 2.45 7

2 Chỉ đạo chuyên môn xây dựng chương trình chi

tiết trình Sở GD&ĐT phê duyệt 92 30 18 0 2.53 5 3 Cụ thể hóa các quy định thực hiện chương

trình, nội dung giảng dạy 28 38 57 17 1.55 3 4 Xây dựng chương trình, kế hoạch dạy tự

chọn, soạn bài giảng tự chọn 95 40 5 0 2.64 1 5 Tổ chức cho GV nghiên cứu về chuẩn kiến

thức, kỹ năng 87 41 12 0 2.54 4

6

Tổ chức tập huấn cho GV về chương trình, SGK, bồi dưỡng năng lực soạn bài, chuẩn bị lên lớp

28 23 45 44 1.25 10

7 Tổ chức thực hiện giảng dạy đầy đủ nội dung,

chương trình ở tất cả các bộ môn 65 55 20 0 2.32 8 8 Tổ chức kiểm tra xây dựng kế hoạch giảng

dạy của GV 55 66 19 0 2.26 9

9 Kiểm tra việc thực hiện chương trình, thông

qua sổ báo giảng, sổ đầu bài 87 48 5 0 2.59 2 10 Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện nội dung,

chương trình qua bài soạn, lên lớp 80 50 10 0 2.50 6

Kết quả thống kê cho thấy việc chỉ đạo xây dựng chương trình các môn học, chương trình dạy tự chọn, chỉ đạo kiểm tra hồ sơ, bài soạn, lên lớp được giám đốc chỉ đạo thực hiện tốt. CBQL nắm chắc nội dung, chương trình khung và các văn bản quy định về chuyên môn mà Bộ GD&ĐT đã ban hành, tất cả các GV căn cứ vào chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng để soạn bài lên lớp, đúng theo quy định. Nhưng quản lý tổ chức tập huấn cho GV chương trình, SGK, bồi dưỡng năng lực soạn bài chỉ còn hạn chế, các đơn vị chưa chú trọng công tác này và chưa được diễn ra thường xuyên.

2.4.1.3. Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên

* Thực trạng quản lý phân công giảng dạy

Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về quản lý phân công giảng dạy của giáo viên

STT NỘI DUNG QUẢN LÝ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ĐTB Bậc

Tốt Khá T.bình Yếu 1 Phân công giảng dạy hợp lí, phù hợp năng lực

của GV 103 34 3 0 2.71 1

2 Tổ bộ môn đề xuất, thông qua ý kiến, nguyện

vọng của GV 92 33 13 2 2.54 3

3 Phân công có chú trọng công tác bồi dưỡng HS

giỏi, phụ đạo HS yếu 66 52 22 0 2.31 5

4 Điều hòa, cân đối GV có năng lực ở các khối

lớp 38 44 58 0 1.86 6

5 Thông báo sự phân công cho toàn thể GV biết

và công khai 75 57 8 0 2.48 4

6 Sắp xếp TKB hợp lí, khoa học, thuận lợi cho

việc giảng dạy của GV 106 18 18 0 2.66 2 Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy giám đốc trung tâm đã thực hiện tốt các nội dung quy định, yêu cầu về soạn bài, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và việc thực hiện kế hoạch dạy học tốt, việc kiểm tra lên lớp của GV thực hiện thường xuyên, nhưng một số GV chưa thực hiện tốt nề nếp. Việc dự giờ thăm lớp của giám đốc chưa được quan tâm, bám sát, còn lỏng lẻo trong khâu quản lý hoạt động dạy học của GV.

* Thực trạng quản lý soạn bài, giờ lên lớp của giáo viên

Bảng 2.14: Thống kê kết quả khảo sát về quản lý soạn bài, lên lớp của giáo viên

STT NỘI DUNG QUẢN LÝ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ĐTB Bậc Tốt Khá T.bình Yếu

1 Quản lý việc thực hiện kế hoạch và tiến độ

giảng dạy các môn học của giáo viên 104 32 4 0 2.71 1 2 Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình,

giáo trình đào tạo của giáo viên 93 32 13 2 2.54 3 3 Quản lý nhiệm vụ soạn bài và quá trình chuẩn

bị bài dạy trên lớp của giáo viên 72 54 24 0 2.49 5 4 Quản lý việc thực hiện giảng dạy thông qua

các tiết dự giờ, thao giảng, hội giảng của 45 45 60 0 2.04 6 5

Quản lý việc tự học, rèn luyện của giáo viên thông qua các nghiên cứu khoa học, sáng kiến

cải tiến kỹ thuật.. 80 60 10 0 2.64 4

6

Xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo án, tiết giảng, sáng kiến đồ dùng dạy học tự làm để xếp loại giáo viên

103 17 20 0 2.59 2

2.4.1.4. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát CTQL đổi mới PP, ứng dụng CNTT vào dạy học

STT NỘI DUNG QUẢN LÝ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ĐTB Bậc

Tốt Khá T.bình Yếu 1 Tổ chức hội thảo đổi mới PPDH trong toàn

thể cán bộ GV 85 27 28 0 2.41 3

2 Thống nhất trong tổ bộ môn về PP chủ yếu

cho từng tiết dạy 28 59 35 18 1.69 9

3 Phát động phong trào đổi mới PPDH, đưa

vào tiêu chí thi đua của trường 92 43 5 0 2.62 2 4 Tổ chức thực tập, dự giờ thao giảng, rút kinh

nghiệm 103 32 5 0 2.70 1

5

Chỉ đạo, tổ chức GV thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm

trong dạy học 52 55 33 0 2.14 6

6 Xây dựng các phòng học đa phương tiện gồm

nhiều thiết bị hỗ trợ 65 42 24 9 2.16 5

7 Tổ chức thi GV giỏi cấp trường 82 42 6 10 2.40 4 8 Tham gia thi GV giỏi cấp tỉnh 20 80 5 35 1.61 10 9 Thi thiết kế bài giảng Elearning do Bộ, Sở tổ

chức 27 75 10 28 1.72 8

10 Tổ chức nâng cao năng lực giảng dạy cho

giáo viên 60 50 9 21 2.06 7

11 Tập huấn bồi dưỡng ứng dụng CNTT vào

dạy học cho GV 16 40 50 34 1.27 12

12 Tổ chức lấy ý kiến góp ý của HS để đổi mới

PPDH 20 50 20 50 1.29 11

Đổi mới PPDH là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động dạy học. Trọng tâm của đổi mới nội dung, chương trình, SGK tập trung vào đổi mới PPDH nhằm tạo chuyển biến về cách dạy, cách học cũ tồn tại trong các nhà trường. Qua khảo sát cho thấy: Giám đốc trung tâm đã chú trọng đổi mới PPDH, đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực, dạy nghề GV đã quan tâm và thực hiện khá tốt, đã phát động phong trào đổi mới PPDH, tổ chức hội thảo các chuyên đề, tạo sự chuyển biến nhận thức trong GV, về nội dung đổi mới, PP đổi mới, tích cực tham gia thực tập, dự giờ rút kinh nghiệm.

Tập huấn nâng cao năng lực giảng dạy, ứng dụng CNTT cũng được các trung tâm bắt đầu thực hiện nhưng chưa cao. Quá trình đổi mới PP còn nhiều bất cập, hạn chế, chậm chạp và đầu tư nhiều công sức, GV đã quen với cách dạy học cũ, chưa bắt nhịp một cách nhanh chóng đổi mới PPDH. Chất lượng các bài giảng điện tử chưa cao, chưa hiệu quả.

2.4.1.5.Quản lý công tác đổi mới Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

Nội dung kiểm tra phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình giáo dục phổ thông, căn cứ vào thực tế trình độ học sinh của trường và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT để xây dựng đề kiểm tra.

Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá từ khâu ra đề kiểm tra để đánh giá đúng thực chất trình độ của HS, đảm bảo tính khách quan, công bằng. GV ra đề phải căn cứ vào yêu cầu, mức độ cần đạt của mục tiêu trong từng phần, chương, bài nhưng phải đảm bảo tính vừa sức và phân loại được HS. Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm khách quan với tự luận.

Việc đánh giá được thực hiện bằng việc cho điểm các loại bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và tính điểm trung bình như một môn học, xếp loại theo quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Thời điểm hiện tại Quy chế đánh giá, xếp loại

học sinh THCS và THPT thực hiện theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Kết quả học tập của HS được đánh giá trên cả 3 mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập. Việc đánh giá kỹ năng của HS cần chú trọng cả quy trình kỹ thuật và năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đánh giá thái độ qua sự tự giác rèn luyện thói quen làm việc có kế hoạch, tôn trọng quy trình công nghệ, ý thức tiết kiệm, tinh thần hợp tác trong công việc, lòng say mê học tập.

Kết quả học tập của HS được ghi vào Sổ gọi tên - ghi điểm và Học bạ (phần các môn học tự chọn). Nếu thực hiện dạy nghề phổ thông tại trường THPT thì ghi đầy đủ các loại điểm vào Sổ gọi tên - ghi điểm như các môn học khác, nếu thực hiện dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX thì chỉ ghi điểm vào sổ gọi tên ghi điểm và chuyển điểm trung bình học kỳ và cả năm học theo kết quả mà bàn giao cho trường. Kết quả học nghề phổ thông của HS được lấy làm tiêu chí khuyến khích khi xếp loại hạnh kiểm học kỳ, cả năm học và là điều kiện để học tiếp thi lấy chứng chỉ nghề phổ thông.

Điểm trung bình nghề phổ thông không tham gia tính điểm trung bình các môn học từng học kỳ và cả năm học. Những HS đạt kết quả giáo dục nghề phổ thông từ trung bình trở lên, đủ điều kiện sẽ được dự thi lấy chứng chỉ nghề phổ thông. Kết quả xếp loại trong Chứng chỉ nghề phổ thông được cộng điểm khuyến khích khi xét tuyển vào lớp 10 và xét tốt nghiệp THPT cho HS

2.4.1.6. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Hồ sơ là một phương tiện phản ánh quá trình quản lý. Các loại hồ sơ cần có của giáo viên đã được quy định trong Quy chế hoạt động của trung tâm GDNN - GDTX, trong quy định của Sở GD & ĐT và trong quy định riêng của từng trung tâm. Để quản lý hồ sơ sổ sách của GV, giám đốc Trung tâm đã thực hiện như sau:

- Quy định các loại hồ sơ (kế hoạch giảng dạy, phân phối chương trình, sổ sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, sổ tự học, sổ báo giảng, sổ gọi tên và ghi

điểm, học bạ, sổ chủ nhiệm, sổ điểm cá nhân, ...), quy định cụ thể nội dung và hình thức từng loại hồ sơ, quy định các tiêu chí đánh giá chất lượng hồ sơ.

- Hướng dẫn giáo viên ghi các loại hồ sơ trong cuộc họp Hội đồng đầu năm, đặc biệt đối với những hồ sơ phải lưu trữ nhiều năm như sổ gọi tên và ghi điểm, sổ đầu bài, học bạ ...

- Lập kế hoạch việc ghi chép của giáo viên và kế hoạch kiểm tra từng loại hồ sơ trong cả năm học, hàng tháng, hàng tuần. Tập trung thời lượng kiểm tra đầu năm, cuối học kỳ và cuối năm.

- Kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất hồ sơ sổ sách của giáo viên nhằm kịp thời chỉnh sửa, bổ sung những sai sót. Đồng thời, kết quả kiểm tra là một trong những thông số đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)