9. Cấu trúc luận văn
1.5.2. Yếu tố khách quan
1.5.2.1. Điều kiện Kinh tế - Xã hội
Điều kiện phát triển KT - XH của địa phương: Đây là yếu tố có tác động quan trọng hàng đầu đến việc quản lý dạy học, xây dựng và phát triển trung tâm trong việc huy động các nguồn lực phát triển GDNN – GDTX tại địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH của địa phương (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin).
1.5.2.2. Chính sách và cơ chế quản lý
Những chính sách phù hợp sẽ là động lực tốt cho việc huy động các nguồn lực để phát triển hoạt động GDTX nói chung và hoạt động dạy nghề phổ thông nói riêng trên địa bàn.
Để quản lý hoạt động giáo dục nghề phổ thông. Chính phủ; Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và các ban ngành đã có những văn bản quy định; chính sách và hướng dẫn hoạt động dạy nghề phổ thông.
1.5.2.3. Năng lực của cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên
CBQL và GV có vai trò cực kỳ quan trọng cho sự thành bại của giáo dục. Năng lực của CBQL và GV là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến phát triển và chất lượng của trung tâm GDTX.
Phẩm chất, năng lực của CBQL trung tâm GDTX thực hiện 3 tiêu chuẩn, 20 tiêu chí cơ bản theo Thông tư số 42/2010 ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT về quy định chuẩn giám đốc trung tâm GDTX.
- Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong. - Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
- Năng lực lãnh đạo, quản lý trung tâm (trong đó các tiêu chí về năng lực lãnh đạo, quản lý đặc biệt coi trọng như: tầm nhìn chiến lược, thiết kế và định hướng triển khai, tổ chức bộ máy, phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu nâng cao, chất lượng các hoạt động, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững)
1.5.2.4. Cơ sở vật chất - kỹ thuật dạy và học
Cơ sở vất chất - kỹ thuật là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng, hiệu quả dạy và học của trung tâm GDTX. Việc đầu tư cơ sở vất chất - thiết bị cho trung tâm GDTX là điều kiện giúp cho trung tâm có đủ năng lực tham mưu và quản lý các hoạt động GDTX trên địa bàn.
- Xây dựng và đảm bảo cơ sở vất chất - thiết bị đầy đủ, chuẩn hóa, hiện đại hóa. Thiết bị dạy và học là cái lõi của cơ sở vất chất trường học.
1.5.2.5. Đối tượng người học
- Mục tiêu của học nghề phổ thông là đáp ứng nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông, nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng HS, chuẩn bị cho HS đi vào cuộc sống lao động. tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông, hơn nữa môn nghề phổ thông là một môn học bắt buộc trong 18 môn học của giáo dục phổ thông trung học, giúp HS thi và được cấp Giấy chứng nhận nghề phổ thông.
- Nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng, mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.
“Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, Bộ GD&ĐT”
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nội dung chủ yếu của chương 1 là hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận về trung tâm GDNN-GDTX (với tư cách là một ngành học, một phương thức giáo dục) và quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông tại trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện. Trên cơ sở xem xét lịch sử các vấn đề nghiên cứu, luận văn đã hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản, một số vấn đề lý luận về quản lý, biện pháp QLGD, trung tâm GDNN-GDTX, quản lý trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện, vị trí, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của trung tâm GDNN-GDTX trong việc phát triển nguồn lực con người; những quan điểm của Đảng ta, các quy định về quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện.
Quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN- GDTX là huy động tiềm năng của cộng đồng, củng cố, xây dựng các trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện, đáp ứng hoạt động dạy và học nghề phổ thông cho học sinh phổ thông, từng bước đáp ứng hoạt động dạy và học nghề xã hội tạo cơ hội học tập cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, có thể học tập suốt đời, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.
Biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện là tổ hợp các cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm xây dựng, củng cố trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông. Từng bước dạy nghề xã hội, tạo cơ hội và đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, có thể học thường xuyên, học suốt đời. Các yếu tố chủ quan và khách quan đều có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN-GDTX.
Những vấn đề được đưa ra trong chương 01 có vai trò làm cơ sở lý luận, định hướng cho việc khảo sát, đánh giá về thực trạng của đối tượng nghiên cứu nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN-GDTX huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, góp phần phát triển trung tâm và đáp ứng yêu cầu, nhu cầu học tập và xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO
DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN TÂY SƠN, TỈNH BÌNH