9. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Căn cứ vào các nghị quyết của đại hội và hội nghị ban chấp
trung ương Đảng; các quy định, văn bản của nhà nước về giáo dục (luật giáo dục và quy chế về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên)
Căn cứ Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Căn cứ Nghị quyết TW2 khóa VIII ngày 10/10/2013 về các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh hệ thống giáo dục và đào tạo.
Căn cứ Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp dạy nghề phổ thông thực hiện theo luật giáo dục.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tây Sơn
“ Phát huy mọi nguồn lực, xây dựng Tây Sơn ngày càng phát triển. Cải thiện một bước rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng KT - XH, đẩy mạnh CNH, HĐH, tạo điều kiện cho phát triển. Chuyển biến mạnh mẽ trên lĩnh vực văn hóa-xã hội; giải quyết việc làm, giảm nghèo nhanh và bền vững. Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội…”
(Trích Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Tây Sơn khóa XII, nhiệm kỳ 2015-2020)
- Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, giáo dục thường xuyên của huyện Tây Sơn.
“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở các cấp và trúng tuyển vào các trường đại học; giữ vững, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi 15/15 xã, thị trấn. tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, kỷ năng sống, giáo dục pháp luật trong học sinh; duy trì nề nếp, kỷ cương trong môi trường giáo dục. Củng cố, phát triển mạng lưới trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học theo qui định trường chuẩn quốc gia, đặc biệt là các trường thuộc các xã xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2015 – 2020. Ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng, phấn đấu tăng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia trong các cấp học.”
(Trích Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Tây Sơn khóa XII, nhiệm kỳ 2015 – 2020)..
- Qua nghiên cứu thực trạng công tác QL hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm. Dựa vào các số liệu tổng hợp, phân tích chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau:
Một là: Hoạt động dạy nghề phổ thông chưa được các trường học quan
tâm đúng mức, nhận thức của một số người còn coi nhẹ và hoạt động dạy nghề phổ thông này chưa đặt đúng vị trí của nó trong sự nghiệp GD&ĐT.
Hai là: Bộ máy của trung tâm chưa thật hợp lý, còn hạn chế trong
việc điều hành, đề xuất các biện pháp chỉ đạo, thực hiện và QL hoạt động dạy nghề phổ thông.
Ba là: Việc QL nội dung chương trình còn nhiều hạn chế trung tâm chỉ
mới chú trọng hoạt động dạy nghề phổ thông và đang được triển khai công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề cho phổ thông.
Bốn là: Công tác QL phương pháp giảng dạy của GV và nề nếp học tập của HS có những cố gắng nhất định, nhưng còn nhiều lúng túng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kinh nhiệm nhất định trong thực tiễn QL hoạt động dạy nghề phổ thông.
Năm là: Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy nghề phổ thông
còn nhiều bất cập chưa đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của việc dạy nghề phổ thông.
Nhằm xây dựng và phát triển trung tâm tạo sức mạnh tổng hợp để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ từng năm học được giao. Trong giới hạn cho phép của đề tài luận văn chỉ đề cập một số vấn đề cụ thể nhằm hoàn thiện thêm các biện pháp QL hoạt động dạy nghề phổ thông tạo sự phối hợp đồng bộ, hài hòa trong trung tâm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, góp phần thực hiện mục tiêu GD của trung tâm, đào tạo nguồn lực có tri thức kỹ thuật, có tay nghề, có phẩm chất đạo đức. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần cải tiến quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.