9. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Phương pháp hoạt động dạy nghề phổ thông
1.3.3.1. Hoạt động dạy của giáo viên
Dạy học là một công việc vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật nó đòi hỏi sự sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng dạy. Để làm tốt công việc này thì giáo viên phải thực hiện tốt 3 giai đoạn chính đó là giai đoạn chuẩn bị trước khi lên lớp, giai đoạn lên lớp, giai đoạn sau khi lên lớp. Các giai đoạn này được thiết kế và thực hiện như thế nào các bạn giáo viên chúng ta cần quan tâm, sắp xếp hiệu quả, khoa học theo trình tự sau:
Bước 1: Việc chuẩn bị lên lớp:
Chúng ta đều biết rằng dạy học là công việc vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người giáo viên trong quá trình giảng dạy
Việc chuẩn bị lên lớp của người giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ và việc chuẩn bị lên lớp cho từng tiết học cụ thể:
* Việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ bao gồm những công việc sau:
Tìm hiểu học sinh lớp mình giảng dạy về kết quả học tập, giáo dục, thái độ và phong trào học tập, tu dưỡng của lớp, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những học sinh cá biệt, phong cách sư phạm của người giáo viên đã và đang giảng dạy ở lớp đó. Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu hợp lý đối với họ.
* Việc chuẩn bị trực tiếp lên lớp bao gồm việc phân tích nội dung sách giáo khoa, soạn giáo án và chuẩn bị những điều kiện cho việc lên lớp:
Về phân tích nội dung các bài trong sách giáo khoa, thường phải phân tích về mặt khái niệm, về mặt logic, về mặt tâm lý, về mặt giáo dục và cuối cùng là về mặt lý luận dạy học.
Như vậy trong hoàn cảnh nào người giáo viên để có bài dạy tốt, đạt yêu cầu chất lượng đều phải tuân thủ các quy tắt và quy trình trên.
Bước 2: Lên lớp.
Lên lớp là hoạt động cụ thể của giáo viên nhằm thực hiện toàn bộ giáo án đã vạch ra. Lên lớp là lĩnh vực đời sống tinh thần quan trọng nhất. Đây là lúc người giáo viên và người học tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người giáo viên mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin và nói chung là thế giới tinh thần của mình.
Bước 3: Sau khi lên lớp:
Sau tiết học, người giáo viên phải phân tích sư phạm một cách tổng hợp, cụ thể cần làm sáng tỏ:
- Chất lượng của việc tích cực hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. - Chất lượng hình thành những khái niệm và kỹ năng, kỹ xảo.
- Chất lượng khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. - Chất lượng ra bài về nhà và hướng dẫn học sinh tự học…
1.3.3.2. Hoạt động học của học sinh
Học sinh học nghề phổ thông tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Tây Sơn đa số là học sinh vùng nông thôn (tỷ lệ khoảng 80%), còn lại số ít là học sinh người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế - xã hội ở mức sống trung bình. Học sinh học tại trung tâm chỉ có 2 trường THPT Và 4 trường THCS còn lại 2 trường THPT, 11 trường THCS trung tâm điều giáo viên đến tận cơ sở để giảng dạy hoặc hợp đồng giáo viên tại chỗ giảng dạy tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập và hưởng được chính sách học hướng nghiệp.
Đặc điểm địa bàn và dân cư của huyện phần lớn là người nông thôn (chiếm đến 80% dân số của huyện) do đó học sinh học nghề phổ thông tại
trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn còn nhút nhát và nhiều em có hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn và sống ở các khu vực xa trung tâm nên việc đi lại học tập khó khăn. Bên cạnh đó huyện Tây Sơn là huyện trung du miền núi người dân chủ yếu làm nông nghiệp, công nghiệp kém phát triển nên việc định hướng chọn nghề nghiệp của các em còn nhiều khó khăn.