Thực trạng hoạt động học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 65 - 70)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng hoạt động học của học sinh

Để hiểu sâu thêm về việc nhận thức và mức độ tham gia học nghề phổ thông của HS ở trung tâm GDNN - GDTX hiện nay, chúng tôi đã tiến hành đánh giá bằng cách lấy ý kiến thông qua các phiếu khảo sát, những người được

hỏi ý kiến đã đánh giá cho điểm theo 4 mức độ như sau: tốt: 3 điểm; khá: 2; trung bình: 1 điểm; yếu kém: 0 điểm; Khảo sát với nhóm đối tượng gồm 80 người là HS học tại trung tâm; các trường THCS và trường THPT trên địa bàn huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

- Cách tính điểm trung bình: Lấy số người cho điểm ở mức độ nhân với số điểm tương ứng, cộng điểm của 4 mức độ và chia cho tổng số người tham gia đánh giá. Qua khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Tổng hợp nhận thức và mức độ tham gia học nghề phổ thông của học sinh ở trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn hiện nay

STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

Mức độ đánh giá Giá trị TB Tốt 3 Khá 2 TB 1 Yếu 0

1 Môn học NPT đã nâng cao kiến thức về lĩnh vực

nghề mà bạn đang theo học 53 19 8 0 2,56

2 Học sinh đã lĩnh hội được nhiều kiến thức; kỹ năng cơ

bản và tư duy kỹ thuật về nghề đó 62 18 0 0 2,77

3

Nghề đang theo học phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân nhằm định hướng nghề nghiệp, hoàn thành mục tiêu GD toàn diện HS.

64 16 0 0 2,8

4 Học NPT GD ý thức tôn trọng LĐ chân tay, tôn

trọng thành quả lao động của cộng đồng 43 23 14 0 2,36 5 Rèn luyện tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu

về nguồn nhân lực của công cuộc CNH, HĐH 43 19 18 0 2,31 6 Học sinh được thực hành, rèn luyện tư duy kỹ thuật,

áp dụng kiến thức lý thuyết trong SGK vào thực tiễn 50 20 10 0 2,5 7 Học nghề PT vì nghề PT là môn học bắt buộc trong

chương trình GD phổ thông 70 10 0 0 2,88

8

Học nghề PT để thi lấy chứng chỉ nghề phổ thông và được cộng điểm khuyến khích khi xét tuyển sinh lớp 10( cấp THCS) và xét tốt nghiệp THPT (cấp THPT).

69 11 0 0 2,86

2,63

Nhận xét: Bảng 2.9 kết quả khảo sát trên cho thấy HS đánh giá mức độ việc nhận thức và mức độ tham gia học nghề phổ thông của HS ở trung tâm GDTX hiện nay đạt tốt ở hầu hết các nội dung được đánh giá, thể hiện X =

2,63, trong đó có 3 nội dung ở mức độ tốt nhất (X >2,8) là: Học nghề phổ thông vì nghề phổ thông là môn học bắt buộc trong chương trình Giáo dục phổ thông và học nghề phổ thông để thi lấy chứng chỉ nghề phổ thông và được cộng điểm khuyến khích khi xét tuyển sinh lớp 10 (cấp THCS) và xét tốt nghiệp THPT (cấp THPT); nội dung đánh giá ở mức độ thấp nhất (X =

2,31) là: Rèn luyện tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của công cuộc CNH, HĐH.

* Chất lượng học tập học sinh ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp -giáo dục thường xuyên huyện Tây Sơn

Bảng 2.10: Thống kê kết quả thi tốt nghiệp nghề phổ thôngTHPT ST T TÊN TRƯỜNG MÔN 2014-2015 2015-2016 2016-2017 SL % SL % SL % 1 QUANG TRUNG Điện 89/90 8,9 87/88 98,9 82 Điện tử 85/87 7,7 89/89 100 79/80 98,8 Tin 84/87 6,6 85/86 98,8 115/118 97,5 May 42/42 00 84/85 98,8 82/82 100 Nấu ăn 87/89 7,8 83/83 100 109/109 100 2 NGUYỄN HUỆ Điện 65/83 8,3 38/40 95,0 83 100 Điện tử 37/40 2,5 39/41 95,1 76/80 95,0 Tin 67/83 0,7 122/129 94,6 143/153 93,5 May 35/38 2,1 37/41 90,2 38/81 46,9 Nấu ăn 73/87 3,9 84/85 98,8 40/85 47,1 3 TÂY SƠN Điện 164/167 8,2 141/159 88,7 177/177 100 Tin 86/88 7,7 88/90 97,8 80/82 97,6 May 106/120 8,3 66/68 97,1 116/118 98,3 Nấu ăn 87/89 7,8 77/80 96,3 69/71 97,2 4 VÕ LAI Tin 167/188 8,8 164/169 97,0 163/166 98,2 May 39/40 7,5 41/41 100,0 40/40 100,0

( Đơn vị: người; nguồn: hồ sơ trung tâm)

Bảng 2.11: Thống kê kết quả thi tốt nghiệp nghề phổ thông THCS ST T TÊN TRƯỜNG MÔN 2014-2015 2015-2016 2016-2017 SL % SL % SL %

1 Tây Thuận Điện 77/81 95,1 56/73 76,7 63/69 91,3 2 Tây Giang Điện 172/196 87,8 161/173 100 174/183 95,1

3 Võ Xán

Điện 47/48 97,9 57/76 100 86/113 76,1 Tin 30/48 62,5 44/64 100 48/52 92,3 May 14/23 60,9 43/58 100 38/38 100 Nấu ăn 105/116 90,5 88/89 100 73/85 85,9 4 Mai Xuân Thưởng

Điện 49/52 94,2 / / 46/52 88,5 Tin 49/67 73,1 72/77 93,5 49/49 100 5 Tây Phú Điện 14/37 37,8 19/30 63,3 43/52 82,7 Tin 12/12 74,4 7/9 66,7 27/28 96,4 May / 9/21 42,9 18/23 78,3 Nấu ăn 50/62 80,6 46/58 79,3 18/21 85,7 6 Bùi Thị Xuân Điện 8/21 38,1 / / Tin 29/39 74,4 20/30 66,7 / May / ! / / ! Nấu ăn 60/69 87,0 66/76 86,8 117/121 96,7 7 Bình Nghi Điện 23/30 76,7 24/44 54,5 18/57 31,6 Tin 34/40 85,0 16/30 53,3 32/57 56,1 May 44/48 91,7 20/28 71,4 42/57 73,7 Nấu ăn 63/70 90,0 105/113 92,9 45/59 76,3 8 Bình Thành Điện 18/28 64,3 0/16 0,0 23/24 95,8 Tin 15/27 55,6 / 23/25 92,0 May 9/12 75,0 23/30 76,7 25/29 86,2 Nấu ăn 52/70 74,3 76/91 83,5 50/51 98,0 9 Bình Tân Điện 116/130 89,2 94/122 77,0 102/121 84,3 10 Bình Thuận Điện 110/121 90,9 78/87 89,7 102/108 94,4 11 Bình Hòa Điện 133/147 90,5 86/96 89,6 81/90 90,0 12 Tây An Tin 61/74 82,4 70/83 84,3 65/68 95,6 13 Tây Bình Tin 101/106 95,3 79/83 95,2 84/87 96,6 14 Tây Vinh Tin 105/112 93,8 101/105 96,2 75/77 97,4 15 THNT Tây

Sơn Điện 40/50 80,0 27/43 62,8 29/42 69,0

TỔNG CỘNG

Nhận xét: Bảng 2.10 và 2.11 thể hiện kết quả hoạt động dạy và học

nghề phổ thông ở trung tâm được duy trì ổn định; tỷ lệ HS dự thi nghề phổ

thông hằng năm khá cao (khoảng trên 90%). Kết quả thi nghề phổ thông đạt yêu cầu, đạt chỉ tiêu >80% đề ra. Kết quả trên đáp ứng nhiệm vụ dạy nghề phổ thông của trung tâm; các trường học và đáp ứng nguyện vọng của HS trong huyện Tây Sơn.

Mặc dù, qua các bảng thống kê về số lượng HS tham gia học nghề và kết quả thi tốt nghiệp khá cao, nhưng về cơ bản chất lượng thực tương đối thấp. Ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

- Hệ thống dạy nghề tại các trung tâm rất được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo nhưng chưa thực sự đi sâu và đầu tư CSVC còn chậm chưa theo kịp xu thế phát triển xã hội.

- Hệ thống GV tại các trung tâm nghề cấp huyện hầu như chỉ qua các lớp đào tạo nghề truyền thống, số lượng GV tiếp cận nghề công nghệ cao còn rất ít. Đó chính là khó khăn và thách thức lớn đối với các nhà quản lý muốn thay đổi cơ chế giáo dục nghề nghiệp.

- Nhận thức của HS, PHHS đối với công tác hướng nghiệp và dạy nghề rất ít quan tâm, thậm chí nhiều đối tượng là cán bộ viên chức nhà nước còn chưa hiểu rõ hoạt động trung tâm như thế nào?

- Hệ thống GDNN phụ thuộc rất nhiều yếu tố phát triển xã hội, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của của các nhà lãnh đạo và quản lý cấp cao. Do đó cơ chế và quy chế hoạt động của hệ thống trung tâm thay đổi liên tục.

Kết quả nêu trên phản ánh đúng thực trạng nhận thức và mức độ tham gia học nghề phổ thông của HS ở trung tâm GDNN - GDTX hiện nay vẫn còn những nội dung chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động dạy nghề phổ thông tại trung tâm; chưa đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của công cuộc CNH, HĐH hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)