Thực trạng về quản lý hoạt động học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 79 - 82)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng về quản lý hoạt động học tập của học sinh

- Quản lý phương pháp học tập của HS trong hoạt động chính khóa và quản lý HS trong hoạt động tự học. Trong giờ lên lớp đòi hỏi ở HS cần có tư duy sáng tạo hình thành kỹ năng, kỹ xảo, nắm bắt kỹ thuật nghề. HS thường xuyên cùng với GV tiếp cận với phương pháp giáo dục hiện đại chủ động, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp mes, tăng cường khả năng chủ động sáng tạo trong học tập cũng như khả năng tự lập, độc lập của HS và không để HS phải học chay như trước đây. Nhất là trong giờ thực hành GV phải trực tiếp giám sát theo dõi chặt chẽ quá trình hoạt động của HS nhằm phát hiện điều chỉnh tư duy và từ thao tác, động tác

của HS nhằm định hướng hoạt động học nghề phổ thông phù hợp với tư duy của từng HS sau các phần kiến thức cơ bản thì khuyến khích cho các em thực hiện theo tư duy mới, tư duy sáng tạo độc lập.

- Đẩy mạnh quản lý hoạt động tự học, tự tích luỹ kiến thức kỹ năng của HS. Trung tâm có biện pháp biến hoạt động học nghề tại trung tâm thành hoạt động tự học của HS. Để HS tự thiết kế lắp đặt trên cơ sở kiến thức cơ bản, hướng dẫn cho HS tìm tòi, độc lập có sự hướng dẫn giám sát của GV, để kích thích HS tự mày mò nâng cao khả năng thực hành kỹ thuật xử lý được các kỹ thuật, thực tế thiết thực đối với gia đình đó thực sự là những kiến thức phổ thông trong đó như: Thực hành nghề điện dân dụng, thực hành điện tử, thực hành nghề may, thực hành nghề nấu ăn, nghề tin học…

- Nghề điện dân dụng: HS nắm vững được an toàn về điện, tự thiết kế, lắp đặt mạng điện gia đình, giúp mọi người thực hiện tốt an toàn về điện.

- Nghề may: Trên cơ sở tư duy sáng tạo của HS, GV có thể hướng dẫn để hướng tư duy của HS trong quá trình làm bài tự học ở nhà thực sự phát huy hiệu quả trong quá trình đào tạo của nhà trường.

- Nghề điện tử: Hướng dẫn để HS tìm tòi, mày mò thực hiện khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào thực tế .

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

STT NỘI DUNG QUẢN LÝ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN ĐTBBậc Tốt Khá T.bình Yếu

1 Xây dựng và phổ biến nội quy học tập, tham gia

các hoạt động cho HS 93 43 4 0 2.64 1

2 Theo dõi, bám sát việc thực hiện nề nếp học tập

của HS hàng ngày 88 47 5 0 2.59 2

3 GV chủ nhiệm quản lý nề nếp học tập của HS 56 67 17 0 2.28 3 4 Kết hợp với Đoàn trường kiểm tra nề nếp học

tập của HS 55 45 40 0 2.11 5

5 Giáo dục ý thức, động cơ, thái dộ học tập của HS 50 69 21 0 2.21 4

6

Hướng dẫn PP học tập cho HS, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm, PP học tập, đẩy mạnh phong trào tự học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập

27 35 41 37 1.37 10

7 Tổ chức bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém 46 49 45 0 2.01 8 8 Theo dõi kết quả học tập và rèn luyện của HS

(học lực, hạnh kiểm) 46 53 41 0 2.04 6

9 Tổ chức ôn thi tốt nghiệp, đại học cho HS 17 77 16 30 1.58 9 10 Hướng dẫn HS tự học ở nhà, phối hợp với phụ huynh

quản lý việc tự học của HS 19 38 24 59 1.12 12

11

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức ngoại khóa, thực hiện GD hướng nghiệp, dạy nghề cho HS

24 35 21 60 1.16 11

12 Theo dõi kết quả GD của HS. Khen thưởng, biểu

dương hoặc sử lí sai phạm kịp thời 45 62 33 0 2.09 7 Nhìn chung trung tâm đã thực hiện tốt việc quản lý xây dựng quy chế của Bộ, Sở cho HS biết để thực hiện. Chú trọng các biện pháp quản lý kiểm tra, giám sát nề nếp học tập của HS, đôn đốc nhắc nhở HS, quản lý chặt chẽ tính chuyên cần của HS, đánh giá xếp loại học tập của HS được thực hiện tốt, khuyến khích các em tích cực trong học tập.

Tuy nhiên, trung tâm vẫn chưa tìm ra con đường quản lý hoạt động học tập của HS một cách có hiệu quả, vẫn quen với PP học tập cũ, thụ động, HS chưa thực sự tập trung và đầu tư cao về học nghề phổ thông, chưa sáng tạo. Việc quản lý tự học ở nhà của HS còn thấp, PHHS thực sự chưa quan tâm việc học tập của con em mình. Trung tâm chưa xây dựng biện pháp quản lý học tập của HS một cách trọn vẹn, chưa ý thức được tính tự học tập và học tập độc lập của HS, chưa quan tâm đến mục tiêu của công tác hướng nghiệp giúp các em định hướng chọn nghề nghiệp chính xác và phù hợp , điều này dẫn đến chất lượng và nhận thức về học nghề của HS chưa cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)