Kết luận chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 131 - 147)

Trước sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và thị trường lao động nói riêng, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thời gian tới hoạt động trong lĩnh vực DNPT cần có sự đổi mới ngày càng mạnh mẽ và toàn diện để đáp ứng yêu cầu của người học, do đó các cấp quản lý giáo dục cần phải nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Sở về triển khai nhiệm vụ Giáo dục Hướng nghiệp, trong đó có dạy nghề phổ thông. Nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT là hết sức cần thiết, phải làm cho hướng nghiệp trở thành nhiệm vụ của toàn xã hội; trong đó nhà trường phổ thông đóng vai trò nồng cốt. Đồng thời, các huyện, thị xã tập trung củng cố toàn diện các trung tâm GDNN - GDTX, xây dựng các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề cấp huyện, thị, Tỉnh đầu tư mạnh vào các trường TCCN, trường đào tạo nghề của tỉnh theo tinh thần chỉ thị 33 nói trên là hết sức quan trọng, cấp bách để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho xã hội, trước mắt là phục vụ mục tiêu phổ cập bậc trung học của địa phương. Đồng thời DNPT và ĐTN vươn tới đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế công tác đào tạo và tạo nguồn lao động có chất lượng. Do đó đẩy mạnh công tác DNPT phải đi đôi với tăng cường các biện pháp QL công tác đào tạo của các CSDN sẽ góp phần phát triển và bồi dưỡng NNL ngày càng có chất lượng hơn, tăng nhanh tỷ lệ LĐ qua ĐTN và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong cơ cấu nguồn LĐ đang rơi vào tình trạng thừa LĐ giản đơn nhưng lại thiếu LĐ có tay nghề cao như hiện nay. Rõ ràng, để đáp ứng yêu cầu đào tạo NNL trong thời kỳ CNH, HĐH, đặc biệt là NNL phục vụ phát triển KT-XH tại các huyện đồng bằng trung du và miền núi, đòi hỏi ngay thời gian này cần tạo sự phân hóa mạnh về DNPT để phân luồng học sinh vào các trường nghề một

cách mạnh mẽ và hiệu quả. Thực hiện được vấn đề này cần sự nổ lực của CBQL ở các CSDN. Với nhận thức đó, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đề ra những biện pháp cụ thề, để áp dụng vào thực tế quản lý công tác DN tại trung tâm GDNN – GDTX các huyện đồng bằng trung du và miền núi hiện nay.

Về lý luận: Trên cơ sở hệ thống hóa các khái niệm cơ bản về khoa học QL GD nói chung và QL trường học nói riêng, luận văn đã xuất phát từ cơ sở lý luận để phân tích và bình luận quá trình QL trong trung tâm, đặc biệt là QL công tác DNPT. Đồng thời, luận văn tập trung nghiên cứu những quy định về nội dung QL công tác DNPT ở trung tâm GDNN - GDTX, vai trò và cách thức sử dụng biện pháp QL công tác DNPT của Giám đốc đối với hiệu quả tổ chức hoạt động DN, những yếu tố ảnh hưởng đến QL công tác DN, tính tất yếu việc nâng cao CL, hiệu quả trong DN. Việc nghiên cứu lý luận là cơ sở khoa học để xác định được những yêu cầu của phát triển DN nhằm xác lập các biện pháp quản lý công tác DN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các trung tâm GDNN - GDTX, đáp ứng nhu cầu phát triển GDNN và phân luồng cho HS hiện nay.

Về thực tiễn: Qua khảo sát quản lý công tác DNPT ở trung tâm các huyện, các trung tâm đã đạt được một số kết quả nhất định như: xây dựng được hệ thống CSVC, thiết bị dạy nghề, đáp ứng được nhu cầu DN cho nhân dân địa phương, có nhiều cố gắng trong DNPT gắn với việc học nghề và phân luồng HS sau khi học xong THPT chọn ngành nghề phù hợp . Tuy nhiên việc quản lý công tác DNPT vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, các điều kiện đảm bảo chất lượng còn hạn chế nhiều mặt.

Từ cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu, với điều kiện và thời gian cho phép, luận văn đề xuất 05 biện pháp đề tăng cường QL công tác DNPT của trung tâm GDNN - GDTX. Các biện pháp có tính cấp

thiết, quan hệ chặt chẽ với nhau và cần sử dụng một cách đồng bộ trong QL công tác dạy nghề phổ thông.

Bước đầu khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp với kết quả đạt được, luận văn về cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu

2. Một số khuyến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT cần ban hành thông tư chuẩn giáo viên trung tâm GDTX, trung tâm KTTH – HN, dạy nghề, làm cơ sở pháp lý để đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn đồng thời góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý các trung tâm

2.2. Đối với UBND tỉnh Bình Định

- Chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành trực tiếp quản lý đến hệ thống trung GDNN - GDTX có trách nhiệm và tạo điều kiện cho TT hoạt động theo luật GDNN một cách sát thực và hiệu quả.

- Hỗ trợ kinh phí cho các trung tâm GDNN - GDTX để tăng cường đầu tư CSVC, TB nhằm nâng cao năng lực, quy mô ĐT cho học sinh phù hợp với nhu cầu phát triển KT – XH theo hướng CNH, HĐH.

- Quan tâm tới phát triển đội ngũ CB, GV dạy nghề ở các địa bàn huyện thuộc vùng nông thôn và miền núi, giao biên chế CB, GV cơ hữu cho TT đảm bảo về số lượng và cơ cấu. Có chính sách thu hút CB, GV DN có trình độ cao về dạy tại trung tâm GDNN - GDTX thuộc các tuyến huyện.

2.3. Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về chuyên môn trong công tác ĐTN. Tiếp tục duy trì các hội thi GV dạy giỏi, HV giỏi nghề, làm TBDN.

- Sớm điều chỉnh nội dung chương trình ĐT phù hợp với thực tế, đặc biệt là các mô đun đào tạo phải sát với yêu cầu sản xuất của các doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở dạy nghề để giúp

cho các cơ sở đào tạo tổ chức công tác đào tạo nghề ngày một tốt hơn.

2.4. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định

- Tăng cường và thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác chuyên môn hiệu quả và kịp thời

- Cung cấp các văn bản và tham mưu đến lãnh đạo các cấp về tình hình hoạt động hiện tại ở các trung tâm GDNN – GDTX hiện nay.

2.5. Đối với UBND huyện Tây Sơn

Tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt việc thực hiện nhiệm vụ GDTX tới toàn thể cán

bộ, viên chức và nhân dân các dân tộc trong huyện.

2.6. Đối với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên huyện Tây Sơn

- Tập trung đầu tư các điều kiện cần thiết để thực hiện các biện pháp quản lý đã đề xuất.

- Tăng cường chỉ đạo việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV&NV, đặc biệt là tinh thần nỗ lực vượt khó, biết chia sẻ và khắc phục những khó khăn trước mắt trong điều kiện đặc thù của trung tâm. Mỗi CBQL, GV cần nhận thức đúng vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm, nền nếp - kỷ cương, có ý thức xây dựng trung tâm, yên tâm công tác, tự phấn đấu, rèn luyện để đáp ứng tốt yêu cầu và nhiệm vụ công tác được giao.

- Chủ động xây dựng chương trình giảng dạy, học tập phù hợp thực tiễn của địa phương trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT; tích cực đổi mới phương pháp dạy và học.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Danh Ánh (2002) - Cơ sở lý luận của hướng nghiệp và cấu trúc hướng nghiệp trong trường phổ thông (Kỷ yếu hội thảo khoa học giáo dục phổ thông và hướng nghiệp - nền tảng để phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước - Chương trình KHCN cấp nhà nước KX - 05 - Hà Nội 2002). [2] Đặng Quốc Bảo (1997), Những vấn đề cơ bản về quản lý giáo dục, trường

CBQL GD&ĐT, Hà Nội.

[3] Đặng Quốc Bảo (1999), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, trường CBQL, GD&ĐT, Hà Nội.

[4] Bộ GD&ĐT (2003), Chỉ thị về việc “Tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh”, số 33/2003/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ngày 23 tháng 7 năm 2003.

[5] Bộ GD&ĐT –Tài liệu danh mục dạy nghề cho học sinh phổ thông cơ sở và trung học - Trung tâm LĐHN, Hà Nội 1994.

[6] Bộ GD&ĐT – Trung tâm lao động - hướng nghiệp (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[7] Bộ GD&ĐT (2005), Tìm hiểu Luật Giáo dục, NXB GD.

[8] Bộ GD&ĐT: Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/1/2007 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX và Quyết định số 44/2008/QĐ- BGD&ĐT ngày 30/7/2008 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH-HN.

[9] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề, Hà Nội

[10] Trần Ngọc Cẩn (2010), Nghiên cứu giải pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nghề phổ thông tại các trường THPT Thành phố Hồ Chí Minh.

[11] Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (2008), Đại cương Khoa học Quản lý, NXB Nghệ An.

[12] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mĩ Lộc (2003), Quản lý các cơ sở GD-ĐT, Chương trình tập huấn kỹ năng QL và LĐ, Bộ GD&ĐT.

[13] Phạm Tất Dong (1996), Giáo dục lao động và hướng nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục.

[14] Phạm Tất Dong (2001), Vấn đề Hướng nghiệp trong văn kiện Đại hội IX, Tài liệu tập huấn, Trung tâm LĐ-HN Bộ GD&ĐT Hà Nội.

[15] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam khoá VI, VII, VIII, IX, X, XI.

[16] Nguyễn Đình Đạo (2005), Nghiên cứu về một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học nghề phổ thông ở trung tâm KTTH – HN Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.

[17] Đặng Trọng Giang (2011), Quản lý phát triển Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015.

[18] Phạm Minh Hạc ( 1986), Một số vấn đề quản lý giáo dục – Viện Quản lý Giáo dục, Khoa học giáo dục , Nhà xuất bản Giáo dục , Hà Nội.

[19] Bùi Minh Hiền ( 2006), Giáo trình Lãnh đạo và quản lý nhà trường nhà xuất bản ĐHSP, Hà Nội.

[20] Quốc Hội( Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) 2014: Luật giáo dục nghề nghiệp

[21] Huyện ủy Tây Sơn, Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Tây Sơn lần thứ XX ( nhiệm kỳ 2015-2020).

[22] Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học( Giáo trình dành cho học viên cao học Giáo dục học), Viện khoa học giáo dục Hà Nội.

[23] Trần Kiểm (2004), Khoa học Quản lý giáo dục. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Giáo dục.

[24] Trần Kiểm – Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình Đại cương Khoa học quản lý và Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[25] Nguyễn Thị Yến Phương (2010) , Tài liệu tham khảo Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người

[26] Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường CBQLGD-ĐT TW I, Hà Nội.

[27] Trần Hồng Quân (1993) - Kết luận của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại hội nghị giám đốc Sở GD&ĐT từ ngày 23/7 đến 29/7/1993 tại Hà Nội.

[28] Sở GD &ĐT Bình Định, Về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 đối với GDTX”, số 1692/SGDĐT-GDCN-TX ngày 30/9/2016 của Sở GD&ĐT Bình Định. Về việc “Hướng dẫn thi và cấp Giấy chứng nhận nghề phổ thông năm học 2016 – 2017”, số 305/SGDĐT-GDCN-TX ngày 02/3/2017 của Sở GD&ĐT Bình Định. Về việc “Hướng dẫn thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên năm học 2016 – 2017”, số 1314/SGDĐT-VP ngày 26/7/2016 của Sở GD&ĐT Bình Định.

[29] Sở GD &ĐT Bình Định, Báo cáo tổng kết năm học 2014 – 2015, 2015 – 2016 và năm học 2016 – 2017 về GDTrH& GDTX.

[30] Thủ tướng Chính phủ (2012), “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020” ( Ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 13/6/2012).

[31] Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[32] Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.

[33] Trần Quốc Thành ( 2003) Khoa học quản lý đại cương, NXB Hà Nội.

[34] Nguyễn Xuân Thức ( 2009) Tài liệu tham khảo Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục

[35] Nguyễn Chiến Thắng (2010), Nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

[36] Phạm Huy Thụ - Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp - dạy nghề, Hà Nội 1994.

[37]. Tỉnh ủy Bình Định, Văn kiện đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2015-2020).

[38] Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo trung ương (2002), Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

PHỤ LỤC Số

hiệu Tên phụ lục Trang

1

Về các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện (dùng cho học sinh học nghề PT tại trung tâm GDTX huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định)

i

2

Phiếu hỏi ý kiến về các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện (dùng cho cán bộ QLGD-GV đang công tác tại sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, các trường THCS, THPT trong huyện và Trung tâm)

vii

PHỤ LỤC 1 Mẫu 1 PHIẾU HỎI Ý KIẾN

VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GDNN - GDTX CẤP HUYỆN

( Dùng cho cán bộ QLGD-GV đang công tác tại Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các trường THCS, THPT trong huyện và trung tâm)

Để giúp cho việc nghiên cứu góp phần đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, xin Anh, Chị cho biết ý kiến của mình về những vấn đề dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô hoặc cột tương ứng mà Anh, Chị thấy phù hợp.

Những thông tin của Anh, Chị cung cấp chỉ phục vụ vào mục đích nghiên cứu khoa học của luận văn.

Câu 1: Anh, Chị hãy đánh giá về tầm quan trọng của hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện:

Quan trọng : 

Bình thường : 

Không quan trọng : 

Câu 2: Anh, chị hãy cho biết hiện trạng của Trung tâm GDNN – GDTX huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ở các mức độ nào?

STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

MỨC ĐỘ Tốt Khá Bình thường

Chưa tốt 1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

2 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

3 Trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên 4 Trình độ, năng lực của đội ngũ CBQL

5 Nội dung chương trình đào tạo 6 Đổi mới phương pháp giảng dạy 7 Ý thức học nghề của học sinh 8 Hoạt động xã hội hóa giáo dục 9 Khai thác và sử dụng các nguồn lực

Câu 3: Anh, Chị hãy đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ hoạt động dạy nghề phổ thông ở Trung tâmGDNN – GDTX huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định trong thời gian qua :

STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ

Tốt Khá Bình thường Chưa tốt 1 Góp phần tích cực trong việc

định hướng nghề nghiệp và phân luồng cho HS sau khi tốt nghiệp THCS và THPT

2 Giúp cho HS có cơ sở khoa học trong việc chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân (sự phù hợp nghề). 3 Giúp cho học sinh tìm hiểu và

làm quen các nghề nghiệp của địa phương và xã hội.

4 Giúp HS tìm hiểu về nhu cầu nguồn nhân lực, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

5 Giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề PT góp phần tích cực giáo dục toàn diện học sinh.

6 Động cơ và thái độ lựa chọn nghề PT phù hợp với thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy nghề phổ thông ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 131 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)