Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 33 - 41)

8. Kết cấu luận văn:

1.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng trường tiểu học

Nhiệm vụ và quyền hạn của HT được quy định tại Điều 20 - Điều lệ trường TH:

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó.

Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định.

Quản lí hành chính, quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường.

24

Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường. Quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp. Tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách.

Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí. Tham gia giảng dạy bình quân hai tiết trong một tuần, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Trong nhà trường, HT là chủ thể quản lý chịu trách nhiệm tổ chức mọi hoạt động GD của nhà trường. Người HT phải hiểu rõ chương trình GD, am hiểu sâu sắc nội dung GD, nắm chắc phương pháp và các nguyên tắc DH, có năng lực tổ chức các hoạt động GD. Ngoài ra, HT phải hiểu rõ và có khả năng thực hành tốt việc đổi mới PPDH theo quan điểm lấy HS làm trung tâm. Hiểu đúng bản chất các PPDH tích cực và các điều kiện thúc đẩy GV sử dụng những PP này theo cách thức sáng tạo và tích cực trong lớp học.

HT quản lý chỉ đạo thực hiện mục tiêu quản lý đổi mới PPDH là một biện pháp chủ đạo, xuyên suốt trong hệ thống quản lý đổi mới PPDH. Xuất phát từ vị trí, vai trò của người HT trong quản lý nhà trường cũng như tất cả các hoạt động GD khác, để thực hiện đạt hiệu quả quản lý đổi mới PPDH .

1.4.2. Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học

a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trường tiểu học về đổi mới phương pháp dạy học

25

Trong xu hướng phát triển GD quốc tế và yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới đang đặt ra cho ngành GD&ĐT nói chung, cho mỗi ngành học, bậc học và mỗi nhà trường nói riêng, cho mỗi CBQL GD câu hỏi: Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng GD&ĐT, đặc biệt là chất lượng DH

cho mỗi nhà trường?

Để nâng cao chất lượng GD thì có rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng không thể thiếu được, nó quyết định tới chất lượng và sự phát triển GD đó chính là quá trình quản lý đổi mới PPDH. Vấn đề này được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng DH. Quản lý đổi mới PPDH được xem là khâu đột phá để nâng cao chất lượng học tập của người học, là vấn đề bức xúc đã được quan tâm nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng DH trong nhà trường.

Do đó, mỗi CBQL, GV, HS trường TH cần nâng cao nhận thức về đổi mới PPDH là yêu cầu tất yếu cho sự phát triển của GD.

b) Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy họccủa giáo viên

Đối với HS TH, nhất là đối với HS lớp 1, 2, 3 thì thầy, cô giáo có vai trò rất quan trọng trong việc học tập, nhận thức của HS. Thầy, cô giáo luôn là “thần tượng”, là “hình mẫu” để HS làm theo. Do vậy, một giờ học thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng sư phạm của người GV. Mặt khác, ở cấp TH, thầy cô giáo vừa là chủ nhiệm lớp, vừa là GV đứng lớp chủ yếu các môn học, nên cần sự vận dụng một cách linh hoạt các PPDH khác nhau, để giờ học không khô cứng, tạo sự hứng thú, hấp dẫn HS, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sư phạm của GV. Chúng ta cần phải biết rằng một GV không thể dạy hay trong khi năng lực chuyên môn yếu.

Để đảm bảo tính nghiêm minh và sự nhất quán trong đổi mới PPDH, trong nhiều trường hợp, HT cần phổ biến và tác động trực tiếp đến từng GV về những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất. Chẳng hạn, quản lý việc soạn bài,

26

quản lý giờ lên lớp, quản lý việc dự giờ, đánh giá giờ dạy, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới PPDH”. Đây là những nội dung cơ bản về quản lý hoạt động của GV trong việc đổi mới PPDH mà cả HT, Phó HT, tổ trưởng tổ chuyên môn cần quan tâm.

* Quản lý việc soạn bài

Thông qua việc soạn bài để GV xây dựng kế hoạch lên lớp, thiết kế tổ chức hoạt động cho HS. Do đó, GV cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc soạn bài (giáo án). Để có được bài soạn của một môn học thực sự tốt, chất lượng, thì GV không chỉ nghiên cứu sách giáo khoa mà cần phải thường xuyên sưu tầm tài liệu, tìm hiểu nội dung bài giảng, nghiên cứu PPDH mới. Tùy vào đặc điểm của từng môn học mà GV có cách soạn, truyền đạt kiến thức trong bài giảng sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS TH để thiết kế các hoạt động học tập thành một chuỗi kế tiếp nhau và mức độ phức tạp tăng dần tạo thành mạch lôgic của bài học, tạo sự hứng thú cho HS. Đồng thời trong các hoạt động của HS rất cần đến sự tổ chức hướng dẫn, động viên, khuyến khích của GV.

Vì vậy, nhà trường cần phải tổ chức xây dựng, học tập thảo luận, đánh giá bài soạn theo hướng đổi mới, trở thành quy định nội bộ để mọi người thực hiện. Ngoài những quy định của Bộ GD&ĐT về giáo án, cần bổ sung thêm những yêu cầu về thiết kế hệ thống việc làm cho HS, về xây dựng hệ thống câu hỏi, về sử dụng thiết bị DH, phát huy trí lực và khả năng sáng tạo cho HS, …

* Quản lý giờ lên lớp

Giờ lên lớp của GV phản ánh toàn bộ những gì họ đã chuẩn bị, tích lũy đồng thời cũng phản ánh tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của họ. Chất lượng giờ lên lớp quyết định chất lượng DH trong nhà trường. Quản lý giờ lên lớp, đặc biệt quản lý tốt mối quan hệ thầy trò có ý nghĩa rất quan trọng

27

trong việc đổi mới PPDH. Tuy nhiên, cần tôn trọng các đặc trưng cơ bản, đó là: DH phải thông qua tổ chức hoạt động học tập, chú trọng rèn luyện PP tự học cho HS. Quan tâm đến DH cá thể kết hợp với DH hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.

* Quản lý việc dự giờ, đánh giá giờ dạy

Tăng cường việc dự giờ, đánh giá giờ dạy sẽ tăng thêm ý thức, trách nhiệm cũng như mức độ đầu tư của GV trong tiết học. Tùy vào đặc trưng của từng phân môn, nhà trường tổ chức xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy trên cơ sở đo lường kết hợp giữa định tính và định lượng theo hướng đổi mới PPDH.

Chỉ đạo quá trình DH thông qua việc dự giờ và phân tích sư phạm đánh giá giờ dạy để từ đó đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn, đây là nét đặc thù của việc quản lý trường học.

Thông qua việc đánh giá giờ dạy sẽ là những góp ý hữu hiệu cho GV trong việc tự hoàn thiện mình trong HĐDH và rút ra kinh nghiệm chung cho toàn thể GV của nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

* Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một nội dung không thể thiếu trong quản lý hoạt động của GV. Thông qua kết quả kiểm tra từng môn, nhà trường đánh giá được chất lượng DH của GV cũng như sự chỉ đạo HĐDH của nhà trường, biết được mức độ tiếp thu kiến thức, vận dụng kỹ năng của HS.

Đổi mới PPDH phải gắn liền với sự đổi mới đồng bộ phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò và phương pháp kiểm tra, đánh giá. Thực tiễn GD của nước ta cho thấy rằng thi thế nào thì dạy thế ấy, dạy thế nào thì học thế ấy. Vì thế, để đổi mới PPDH thì căn bản phải đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá

28

của trò. Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của HS; công cụ đánh giá sẽ được bổ sung bằng nhiều hình thức khác nhau như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm; chú ý hơn tới đánh giá quá trình lĩnh hội tri thức của HS, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học.

Một vấn đề không kém phần quan trọng trong quản lý hoạt động của GV đó là quản lý vấn đề tự bồi dưỡng. Nhà trường cần tạo nên động lực của việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên của GV, bằng việc xây dựng cơ chế quản lý chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian và kinh phí cho họ tự học, tự bồi dưỡng. Hiện nay, thực hiện theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Chương trình Bồi dưỡng thường xuyên cho GV TH thì vấn đề tự bồi dưỡng của GV lại mang tầm sứ mệnh lịch sử. Vì thế nhà trường phải hướng dẫn GV xây dựng, phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của từng GV. Đồng thời Ban giám hiệu phải là người đi đầu trong công tác tự học, tự bồi dưỡng.

c) Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp học tập của học sinh

HS tiểu học ở độ tuổi hiếu động, ham chơi, tinh nghịch,… nên Ban giám hiệu và GV cần chú ý đến đặc điểm hoạt động của trẻ: từ vui chơi là chủ yếu ở lứa tuổi mẫu giáo sang học tập là hoạt động chủ đạo ở TH, để phối hợp hài hòa hai hoạt động này giúp trẻ đỡ bỡ ngỡ trong môi trường mới. Điều này đòi hỏi cần có sự kết hợp cần thiết các PPDH ở TH.

Quản lý hoạt động học tập của HS, quản lý PP học tập ở trường cũng như ở nhà của HS. Quản lý hoạt động học tập của HS trong việc đổi mới PPDH cần tạo điều kiện để hình thành PP tự học, rèn luyện kĩ năng tự học, bồi dưỡng thói quen, ý chí tự học của HS thông qua cách thức tổ chức HS hoạt động trong giờ học, từ đó rèn luyện cho HS PP tự học, PP đọc sách…

29

khơi dậy lòng say mê học tập, làm bộc lộ và phát triển năng lực tiềm tàng trong mỗi HS.

Ngoài ra, cần tổ chức các tiết học ngoài trời phong phú đa dạng, đưa HS vào những tình huống thực tế, tạo nên thói quen và năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Đội ngũ cán bộ lớp là lực lượng có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ nhà trường quản lý hoạt động của HS, đó là những hạt nhân tích cực, gương mẫu trong học tập, rèn luyện, có uy tín với tập thể. Nhà trường và GV cần thường xuyên quan tâm bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội ngũ cán bộ lớp, tạo điều kiện cho họ hoạt động và lôi cuốn tập thể tham gia hoạt động vì nhu cầu bản thân và vì mục đích đổi mới của nhà trường.

d) Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của tổ chuyên môn

Đổi mới PPDH trường TH không phải là đổi mới thành một PP chung cho tất cả các môn học mà đổi mới PPDH cho từng môn theo từng chuyên môn nhất định. Do đó, mỗi tổ chuyên môn cũng cần nghiên cứu, vận dụng đổi mới PPDH cho phù hợp với đặc điểm chuyên môn của tổ. “Tổ chuyên môn là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác QL đổi mới PPDH; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương, là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thử nghiệm những lý luận về PPDH mới thông qua việc học tập các chuyên đề, tổng kết kinh nghiệm DH, tổ chức thực tập, kiến tập, hội thảo”.

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn, trước hết, cần cụ thể hóa các chủ trương về đổi mới PPDH của các cấp quản lý thành quy định nội bộ để tổ chức thực hiện. HT cần giao trách nhiệm cho Phó HT hoặc tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH cho từng năm học, cho từng môn học, cần đổi mới vấn đề gì phải thật cụ thể,

30

Trên cơ sở nhiệm vụ được HT giao, tổ chuyên môn tiến hành xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, chi tiết về vấn đề cần đổi mới, phải xác định rõ đổi mới cái gì trong môn học, xác định được ai làm, làm khi nào, làm như thế nào, cách đánh giá kết quả ra sao, … để hướng dẫn GV trong tổ chuyên môn thực hiện. Đồng thời, cần chú ý đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung vào việc thực hiện kế hoạch, PP đổi mới sao cho hiệu quả cho từng môn học.

HT cần phải thực hiện “Quản lý sự quản lý”, tức là phải kiểm tra tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ chuyên môn để nắm bắt và đánh giá hoạt động của các tổ chuyên môn, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và trực tiếp tác động, quản lý hoạt động của GV.

e) Quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, thiết bị dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học

Để thực hiện đổi mới PPDH, không chỉ đổi mới trong đội ngũ GV mà rất cần đến sự hỗ trợ của CSVC – TBDH để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học của GV và HS. Nhà trường cần có sự đầu tư CSVC - TBDH phù hợp cho hoạt động giảng dạy của GV. Quản lý việc trang bị, sử dụng CSVC - TBDH ở nhà trường TH trước hết cần làm thay đổi nhận thức của cán bộ, GV về việc sử dụng các thiết bị DH để phục vụ công tác giảng dạy. HT cần coi đây là một nội dung để quản lý nhà trường.

Tư duy của HS TH thường mang tính trực quan, vì vậy, việc học tập ở nhà trường TH thường gắn liền với các TBDH. Điều này đặt ra những yêu cầu mới đối với việc trang bị CSVC - TBDH trong trường TH. Nhà trường không chỉ trang bị mà cần hướng tới các biện pháp QL để bảo quản, khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả những CSVC - TBDH hiện có, được cấp, tránh tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả CSVC - TBDH. Ngoài

31

những TBDH do nhà trường cung cấp, GV cũng cần tự trang bị thêm những TBDH phù hợp với môn học của mình để tăng sự chú ý, lôi cuốn HS, nâng cao chất lượng môn học.

1.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)