8. Kết cấu luận văn:
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động của tổ chuyên môn về thực hiện đổ
về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
a) Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp
Giúp HT theo dõi chặt chẽ hoạt động chuyên môn của GV, như quản lý việc thực hiện tiến độ chương trình; thực hiện đổi mới PPDH gắn liền với đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa; xây dựng kế hoạch DH; thực hiện nghiêm túc giờ dạy trên lớp; kiểm tra hồ sơ GV; dự giờ đánh giá thi đua GV; kiểm tra, đánh giá HS.
Giúp sinh hoạt tổ chuyên môn đi vào chiều sâu, phát huy được tác dụng thực sự trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch DH, nội dung, chương trình sách giáo khoa và đổi mới PPDH, thông qua đó nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng giờ dạy.
b) Nội dung
Đổi mới PPDH sẽ đi vào thực tiễn và được thực hiện có chất lượng chỉ khi hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả. Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn theo hướng đổi mới PPDH bao gồm các nội dung:
- Lập kế hoạch, xây dựng quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn nhằm đổi mới PPDH.
- Tổ chức, chỉ đạo đổi mới hoạt động của các tổ chuyên môn - Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn
78
- Tạo động lực cho hoạt động của tổ bộ môn
c) Cách thực hiện
Dựa trên hướng dẫn nhiệm vụ GDTH của Bộ, của Sở GD&ĐT, HT lập kế hoạch chung của nhà trường về đổi mới PPDH. Từ đó, HT yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng phù hợp với đặc trưng môn học của tổ, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong tổ. Cuối tháng, cuối học kỳ và cuối năm học, báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH mà GV phụ trách.
Xây dựng các yêu cầu về đổi mới PPDH cụ thể, rõ ràng từng cấp độ. HT triển khai thành văn bản quy định nội bộ về hoạt động của tổ chuyên môn như: kế hoạch và tài liệu DH, tổ chức hoạt động học cho HS, hoạt động của HS, thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch DH, kế hoạch GD, soạn bài, thực hiện giờ dạy trên lớp, sử dụng đồ dùng DH, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đổi mới PPDH tích cực; cần quy định cụ thể về số lượng các chuyên đề đổi mới PPDH sẽ thực hiện trong năm học, trong từng học kì, phù họp với từng môn học.
Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề DH theo hướng đổi mới PPDH cho từng môn học.
Tổ chức, chỉ đạo việc dạy thể nghiệm theo từng chuyên đề, hội thi GV dạy giỏi, tổng kết kinh nghiệm theo từng chuyên đề của từng môn học, triển khai áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm, góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng DH.
Tổ chức, chỉ đạo việc dự giờ theo các chuyên đề đổi mới PPDH, dự các hoạt động theo từng chuyên đề; thao giảng, hội thi GV dạy giỏi.
Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về sử dụng các TBDH, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH; chỉ đạo việc tự làm đồ dùng DH.
79
Tổ chức, chỉ đạo soạn bài hoặc trao đổi theo nhóm về cách thức thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống các hoạt động, cách thức tạo tình huống trong DH.... thống nhất hình thức DH cho từng môn học, bài học.
Tổ chuyên môn phải trở thành một trung tâm bồi dưỡng GV thu nhỏ. Các GV cốt cán trong nhà trường không chỉ chịu trách nhiệm với việc học hành của HS, mà còn với cả sự phát triển chuyên môn của các đồng nghiệp. Họ cùng nhau hợp tác để xây dựng các bài học hay hơn và những cách giảng dạy mới. Họ cũng thường xuyên đánh giá xem công việc của mình có thật sự phát huy hiệu quả trong lớp học hay không. Những GV nhiều kinh nghiệm sẽ có trách nhiệm hỗ trợ những GV khác ít kinh nghiệm trong trường nâng cao năng lực chuyên môn. Những GV này lại tiếp tục giúp đỡ các GV mới hơn phát triển năng lực.
Trong quản lý sự thay đổi đối với việc đổi mới PPDH, rào cản lớn nhất, khó thay đổi nhất là thói quen, thay đổi nhận thức và phá vỡ “sức ỳ” của GV. Nghiên cứu bài học là một mô hình bồi dưỡng, phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho mỗi GV và là công cụ hữu hiệu làm thay đổi nhà trường một cách bền vững, xây dựng môi trường niềm tin, tạo “văn hóa thích ứng ” cho đội ngũ GV.
HT, phó HT cần sinh hoạt trực tiếp tại một tổ chuyên môn để nắm tình hình và chỉ đạo thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Ngoài ra, luân phiên tham dự đều khắp sinh hoạt của các tổ để nắm tình hình, nội dung sinh hoạt, để tư vấn, thúc đẩy kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH.
Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là một quá trình các GV tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo, dạy thử nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học tập của HS. Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới của GV. Trong quá trình thử
80
nghiệm đó, GV sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Lãnh đạo trường cần kiểm tra một cách thường xuyên hoạt động của các tổ, tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt để có biện pháp chỉ đạo, uốn nắn, khắc phục kịp thời. Kết quả đánh giá cần được sự đồng tình, ủng hộ của các đoàn thể và thông qua hội đồng giáo dục nhà trường.
Lãnh đạo trường cùng tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất giờ trên lớp của GV, kiểm tra việc thực hiện nề nếp ra vào lớp có đúng quy định. Thường xuyên dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm để giúp GV bổ sung và điều chỉnh việc sử dụng các PPDH tích cực phù hợp với mục tiêu của bài dạy.
HT cần xây dựng các chuẩn đánh giá mới, trong đó, cần đổi mới các tiêu chí đánh giá theo hướng đổi mới PPDH. Chẳng hạn xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy cho từng môn học. Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy được xây dựng chung cho tất cả các bộ môn, áp dụng cho tất cả các tiết học, nặng về đánh giá hoạt động của thầy, mà chưa lấy kết quả hoạt động của trò làm tiêu chuẩn chính để đánh giá năng lực chuyên môn của GV; phần đánh giá mức độ tích cực của HS còn chung chung, không có tiêu chí đánh giá về việc rèn luyện kỹ năng của HS qua giờ học.
Việc DH hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa, trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian triển khai đầy đủ các hoạt động học của HS theo tiến trình sư phạm của một PPDH tích cực. Vì vậy, đổi mới PPDH nếu vẫn yêu cầu thực hiện theo chương trình cứng như trước đây thì không thể thực hiện được, đây là một rào cản, nếu có sử dụng PPDH tích cực thì chỉ mang tính hình thức, đôi khi máy móc dẫn đến kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS.
81
Hiệu quả khai thác sử dụng các phương tiện DH và tài liệu bổ trợ theo PPDH tích cực bị hạn chế.
HT cần phá bỏ rào cản này bằng cách giao cho tổ chuyên môn và GV chủ động cấu trúc, sắp xếp lại nội dung DH của từng môn học trong chương trình GD hiện hành thành những chủ đề DH, có thể chuyển một số nội dung DH thành các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, thực hiện ngoài lớp học phù hợp với các PP và kĩ thuật DH tích cực được lựa chọn thay cho việc DH đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay nhằm giúp HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Về lâu dài, căn cứ vào chuẩn đầu ra được quy định trong khung chương trình quốc gia, giao quyền chủ động cho GV và tổ chuyên môn trong việc lựa chọn tài liệu DH, tự xây dựng nội dung DH và cam kết đảm bảo chuẩn đầu ra của chương trình đạt được mục tiêu GD.