Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 42)

8. Kết cấu luận văn:

1.5.2. Những yếu tố khách quan

a) Chính sách chủ trương về đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới PPDH đã được Đảng và Nhà nước ta đề cập trong rất nhiều văn bản, chính sách. Đổi mới PPDH hướng đến nhiều vào việc tự học của HS, và đây cũng là vấn đề đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập về vấn đề “Tự học - Tự đào tạo” và chính cuộc đời Người là một tấm gương về tự học.

Những văn bản chỉ thị của ngành GD&ĐT đã được các cấp QL cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện, đây chính là môi trường pháp lý thuận lợi cho việc đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở các trường TH hiện nay.

b). Điều kiện dạy học thực tế của nhà trường

Đổi mới PPDH luôn gắn liến với các yêu cầu về CSVC - TBDH. CSVC đầy đủ, TBDH hiện đại sẽ góp phần nhất định vào thành công của đổi mới PPDH. Vì vậy, nhà trường cần phải đầu tư xây dựng hệ thống CSVC, mua sắm TBDH phù hợp với nội dung môn học, đáp ứng yêu cầu của quá trình DH; tổ

33

chức sử dụng và bảo quản hệ thống CSVC - TBDH đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

c) Gia đình, cộng đồng xã hội

Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ, thái độ học tập của HS. Do đó đổi mới PPDH không chỉ do nhà trường thực hiện mà rất cần đến sự phối hợp, hỗ trợ từ phía gia đình trong việc động viên, khuyến khích, theo dõi việc học của HS tại nhà.

Truyền thống hiếu học của địa phương, hay các giá trị văn hóa tích cực của cộng đồng trên địa bàn cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng DH, đổi mới PPDH.

Thực hiện đổi mới PPDH ở trường TH thành công hay không, không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan từ phía HT, GV, HS mà rất cần đến sự phối hợp, hỗ trợ từ các yếu tố khách quan của các chính sách đổi mới GD, về CSVC – TBDH và cả từ phía gia đình và xã hội.

34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 nghiên cứu sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề; hệ thống hóa các khái niệm cơ bản; lý luận về đổi mới PPDH và công tác quản lý đổi mới PPDH của HT trường TH.

Đổi mới PPDH ở trường TH là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Việc đổi mới PPDH đặt ra nhiều vấn đề mới đối với các HĐDH trong nhà trường, đặc biệt yêu cầu mới về công tác quản lý của HT, đòi hỏi người HT phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung và QLGD nói riêng, vạch ra được mục tiêu đổi mới, thực hiện các chức năng và PPQL đổi mới PPDH một cách sáng tạo, biết sử dụng các phương tiện quản lý một cách có hiệu quả, hiểu biết một cách sâu sắc về nội dung quản lý đổi mới PPDH, biết khơi dậy nội lực của tập thể sư phạm trong nhà trường, đồng thời huy động được các yếu tố ngoại lực, xác định đổi mới PPDH là vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao chất lượng DH trong nhà trường.

Đổi mới PPDH ở cấp TH hiện nay chỉ được thực hiện hiệu quả khi nó trở thành hoạt động thường xuyên của đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên và HS. Chính vì vậy, người HT cần phải quản lý các tổ chức, chỉ đạo quản lý khoa học chặt chẽ, thông qua tổ chức mà quản lý con người và quản lý công việc. Bên cạnh đó, người HT cần hiểu rõ GV, HS; nắm vững chủ trương, đường lối, cơ chế hoạt động và điều kiện thực tế DH của nhà trường để đề xuất các biện pháp đúng đắn.

Những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở các Trường TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ở Chương tiếp theo.

35

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Định

2.1.1.1 Tình hình về kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn

Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại một trực thuộc tỉnh, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Định, là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa. Thành phố hội đủ các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển thành một đô thị với nhiều đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1D từ thành phố chạy dọc bờ biển đến tỉnh Phú Yên, Quốc lộ 19 nối Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, Nam Lào và Thái Lan ra biển Đông, đường sắt Bắc – Nam, sân bay Phù Cát cách 30 km, cảng Quy Nhơn - một trong 10 cảng biển lớn của cả nước có thể đón tàu trọng tải gần 50.000 tấn.

Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn tập trung các ngành: ngành công nghiệp, dịch vụ, ngành nông lâm ngư nghiệp, nông lâm thủy sản, du lịch và xây dựng. Sự nghiệp văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,45%.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Quy Nhơn lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ thành phố, phát huy

36

dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường kỷ cương, nâng cao trách nhiệm các ngành, các cấp, xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh. Khai thác tiềm năng, thế mạnh và phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững gắn với giải quyết tốt an sinh xã hội, bảo đảm giữ vững quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng và phát triển thành phố Quy Nhơn trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại”[9].

Bên cạnh định hướng phát triển các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, cần tăng cường phối hợp các ngành của tỉnh xây dựng và thực hiện đề án quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn thành phố, phát huy hiệu quả tiềm năng du lịch của thành phố, tranh thủ sự lan tỏa của các dự án trọng điểm trên địa bàn để phát triển dịch vụ, du lịch. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có nhiều công trình, dự án đang được triển khai như: nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A, quốc lộ 19, quốc lộ 1D và các dự án du lịch như: Vinpearl Quy Nhơn (tại Hải Giang) xã Nhơn Hải, khu vui chơi, giải trí FLC tại xã Nhơn Lý khu du lịch Kỳ Co, khu du lịch Hồ Phú Hòa, trung tâm Quốc tế khoa học và GD liên ngành, tổ hợp không gian khoa học …

2.1.1.2. Sơ lược về tình hình phát triển giáo dục tại thành phố Quy Nhơn

Toàn ngành GD&ĐT thành phố Quy Nhơn hiện có 94 đơn vị trường học, trong đó, có 20 trường THCS, 01 trường Phổ thông cơ sở, 26 trường TH, 47 trường Mầm non (chưa kể 28 nhóm, lớp mầm non tư thục) với 52.459 HS, 1.459 nhóm, lớp, gồm tất cả các độ tuổi từ mẫu giáo, mầm non đến TH và THCS. Ngoài ra, tại thành phố Quy Nhơn còn có 09 trường Trung học phổ thông (THPT), 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp dạy nghề và 01 Trung tâm GD thường xuyên, 01 trung tâm dạy nghề, có 02 trường đại học, 04 trường Cao đẳng. Trên địa bàn 21 phường xã đều có trường mầm non, TH và THCS.

37

CSVC trường lớp tiếp tục được đầu tư, tăng cường đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Thành phố Quy Nhơn đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS từ năm 2001, tỉ lệ HS hoàn thành chương trình TH được tuyển vào lớp 6 đạt 100% và số HS từ 15-17 tuổi được công nhận tốt nghiệp THCS 3.553/3.562 HS, tỷ lệ 99,74%. Về phổ cập THPT: tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 96,11%. Hiện nay, thành phố đang triển khai kế hoạch phổ cập THPT giai đoạn 2015-2020, ngành GD đã hoàn thành công tác điều tra đối tượng phổ cập trong độ tuổi.

Đội ngũ cán bộ, GV ngành GD&ĐT thành phố thường xuyên được bổ sung về số lượng và từng bước nâng cao về chất lượng, đảm bảo việc dạy ở tất cả các bộ môn. Cán bộ GV toàn ngành tính đến nay có 2.318 người, nữ 1.893 người; đảng viên 960 người.

Chất lượng GD toàn diện được nâng cao, tỷ lệ HS khá giỏi ở các cấp học có nhiều chuyển biến tích cực, các phong trào học tập và rèn luyện thường xuyên được duy trì, HS đạt giải trong các kỳ thi cấp tỉnh tăng với số lượng cao.

Ngành GD&ĐT thành phố luôn đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng và hiệu quả GD tập trung chỉ đạo việc QL, tổ chức DH theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; Điều chỉnh nội dung DH phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS TH; tăng cường GD đạo đức, GD kỹ năng sống; Hướng dẫn các trường chủ động xây dựng kế hoạch GD theo định hướng phát triển năng lực HS thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, chú trọng GD đạo đức, GD theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực HS. Tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo, phát huy thành quả đã đạt được, quyết tâm thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện, đưa

38

sự nghiệp GD&ĐT của địa phương phát triển vững chắc, thực hiện tốt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2.1.2 Giáo dục tiểu học thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.1.2.1 Mạng lưới trường lớp và tình hình phát triển giáo dục tiểu học

Năm học 2018 - 2019, toàn ngành có 26 trường TH công lập, 1 trường phổ thông cơ sở có cấp TH, chia đều cho 21 phường xã (mỗi phường xã có 01 đến 02 trường TH, riêng xã đảo Nhơn Châu có 01 trường phổ thông cơ sở trong đó có dạy cấp TH) với 666 lớp học và 22.463 HS. Như vậy, có số lượng là: 33,73 HS/lớp. Số HS dân tộc: 88 HS/45 nữ dân tộc. Số HS khuyết tật học hoà nhập: 10 em. Số HS bỏ học: 01 HS (0,004%), lý do: Bố dẫn đi nơi khác lập nghiệp. Ngành đã phối hợp với các ban, ngành, hội, đoàn thể và các xã, phường tuyên truyền, vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt tỷ lệ cao. Huy động 3.630 trẻ em vào lớp 1 (tỷ lệ 100%).

Trong những năm gần đây, các trường đã quan tâm nhiều đến công tác GD HS, nhiều trường chú ý nâng cao chất lượng GD, trong đó đặc biệt quan tâm đến GD đạo đức, tổ chức nhiều hoạt động GD kỹ năng sống nhằm góp phần vào việc GD toàn diện cho HS TH. Đa số HS đều hoàn thành chương trình lớp học và chương trình TH. Kiểm tra lại trong hè không đáng kể. Hiệu quả đào tạo đạt tỷ lệ tương đối cao.

2.1.2.2. Tình hình cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên

Năm học 2018 – 2019, tổng số cán bộ, GV TH trong toàn thành phố là 826 người. Trong đó, CBQL: 60 người, GV đứng lớp: 766 người, 100% đạt chuẩn, trong đó vượt chuẩn là 690 người (chiếm tỷ lệ 90,07%). Đội ngũ CBQL, đội ngũ GV, nhân viên của các trường tiếp tục được bổ sung về số lượng và nâng cao chất lượng, nhiệt tình trong công tác, có tinh thần đoàn kết, có kinh nghiệm và luôn học hỏi đáp ứng yêu cầu đổi mới. Phong trào thi GV

39

dạy giỏi, GV chủ nhiệm lớp giỏi của các trường được duy trì tổ chức với số lượng GV tham gia ngày càng nhiều và chất lượng đạt ngày càng cao.

Hằng năm, thành phố đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt việc đánh giá cán bộ, GV theo chuẩn.

Bảng 2.1. Kết quả xếp loại theo chuẩn cán bộ, GV TH

Đối tượng Tổng số Kết quả xếp loại theo chuẩn

Xuất sắc Khá Trung bình

CBQL 60 52 08 00

GV 766 503 256 07

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn)

Nhìn chung, các trường tổ chức đánh giá xếp loại nghiêm túc, bài bản, đánh giá đúng thực chất chất lượng và đúng theo quy định của cán bộ chuẩn mà Bộ đã ban hành. Đa số HT, Phó HT và GV đều được xếp loại từ khá trở lên, số lượng GV TH xếp loại trung bình rất ít.

2.1.2.3. Cơ sở vật chất trường tiểu học

Trong những năm qua, CSVC các trường TH đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Số phòng học của tất cả các trường thuộc bậc TH của thành phố Quy Nhơn đã đảm bảo đủ số phòng học tương ứng với số lớp hiện có. Tuy nhiên, số phòng học và phòng chức năng cấp 4 vẫn còn. Số phòng chức năng của tất cả các trường còn thiếu rất nhiều so với yêu cầu của trường chuẩn quốc gia. Nhiều trường TH không có sân chơi vì diện tích khuôn viên trường quá nhỏ, các loại thiết bị phục vụ cho hoạt động DH và GD còn thiếu thốn, nhất là các trường ở vùng ven ngoại thành. Cần phải tập trung kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau để tăng cường đầu tư CSVC trường học TH mới có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển GD TH trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

40

Bảng 2.2. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trường TH (năm học 2018-2019) Cơ sở vật chất, thiết bị DH ĐVT Số lượng Phòng học văn hóa Phòng 523 Phòng học Tin học Phòng 27 Phòng thí nghiệm thực hành Phòng 157 Phòng học ngoại ngữ Phòng 17 Thư viện Phòng 25 Phòng thiết bị GD Phòng 14

Phòng truyền thống và hoạt động Đội Phòng 16

Phòng GD nghệ thuật Phòng 11

Máy vi tính phục vụ DH Bộ 858

Máy vi tính phục vụ quản lý Bộ 165

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn)

2.2. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

2.2.1. Mục đích khảo sát

Kết quả điều tra khảo sát là cơ sở khoa học cho việc nhận định, đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng về quản lý hoạt động đổi mới PPDH hiện nay tại các trường TH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Qua khảo sát, sẽ chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, đánh giá nguyên nhân tồn tại để từ đó đề xuất được các biện pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới GD nhằm góp phần làm cho công tác quản lý đổi mới PPDH ở các trường TH thành phố Quy Nhơn đạt kết quả như mong muốn.

41

2.2.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát nhận thức của CBQL, GV, HS về đổi mới PPDH, những khó khăn gặp phải khi thực hiện đổi mới PPDH và QL hoạt động đổi mới PPDH ở các trường TH ở thành phố Quy Nhơn.

2.2.3. Khách thể khảo sát

Đối tượng khảo sát là CBQL, GV, HS của các trường TH ở thành phố Qui Nhơn trong năm học 2019-2020. Trong đó tác giả đã tiến hành khảo sát 30 CBQL ở 15 trường và 166 GV, 106 HS ở các trường TH, cụ thể như bảng sau:

Bảng 2.3. Số lượng phiếu khảo sát ở các trường TH (năm học 2019-2020) STT Trường TH GV HS 1 Nguyễn Văn Cừ 33 20 2 Trần Hưng Đạo 14 15 3 Kim Đồng 22 20 4 Ngô Mây 23 15 5 Lê Hồng Phong 14 15 6 Trần Quốc Tuấn 16 7 Quang Trung 44 20 Tổng 166 106

(Nguồn: Số liệu tác giả khảo sát)

2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

Phương pháp điều tra kết hợp với việc phỏng vấn, thông qua trao đổi trực tiếp với CBQL, TTCM, GV và HS các trường TH ở thành phố Quy Nhơn.

42

Thông qua kết quả khảo sát ở từng nội dung, qua đó phân tích đánh giá thực trạng để rút ra ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)