8. Kết cấu luận văn:
3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục trong việc đổi mới phương
Chỉ đạo phân công phó HT, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng CSVC- TBDH chi tiết ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch nhất thiết phải có mục đề xuất các thiết bị cần sử dụng. GV phải có lịch mượn hàng tuần chi tiết đến từng tiết dạy, thiết bị sử dụng…để nhân viên thiết bị có kế hoạch chung, sắp xếp một cách khoa học và tránh được tình trạng phòng bộ môn hoặc TBDH không sử dụng hoặc bị trùng lịch sử dụng.
Cuối học kì, cuối năm học kiểm tra, rà soát, đánh giá chất lượng CSVC, TBDH để có kế hoạch mua sắm, bổ sung các TBDH hư hỏng. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế biểu dương, khen thưởng GV sử dụng có hiệu quả CSVC, TBDH, nhắc nhở phê bình những GV không thực hiện.
3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp tốt với các lực lượng giáo dục trong việc đổi mới phương pháp dạy học đổi mới phương pháp dạy học
a) Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp:
Phát huy vai trò, tác dụng của các lực lượng giáo dục, các tổ chức, đoàn thể khác ở trong và ngoài nhà trường. Phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà
88
trường và xã hội trong việc giáo dục động cơ, thái độ học tập, hình thành và phát triển PP học tập cho học sinh nhằm thực hiện đổi mới PPDH.
b) Nội dung
Hiệu trưởng huy động các nguồn lực đầu tư trang thiết bị dạy học, phối hợp với công đoàn trường và ban đại diện cha mẹ học sinh khuyến khích các phong trào thi đua cho giáo viên trong nhà trường, tuyên truyền và hướng dẫn các phương pháp học tập tích cực cho học sinh.
c) Cách thức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng cần thường xuyên phối hợp với gia đình và ban đại diện cha mẹ học sinh
Gia đình là một lực lượng GD, một chủ thể GD. Gia đình là môi trường GD đầu tiên của trẻ, gia đình có trách nhiệm đầu tiên trong việc GD con cái. Trẻ em tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức, các thói quen ứng xử đầu tiên từ gia đình, mọi sự kiện xã hội được trẻ em lĩnh hội qua thái độ và tình cảm của những thành viên trong gia đình, qua những định hướng giá trị của những người ruột thịt.
Ban đại diện cha mẹ HS là lực lượng xã hội gần gũi, gắn bó nhất của nhà trường, giúp đỡ đắc lực nhà trường về nhiều mặt, là lực lượng phối hợp thường xuyên, liên tục nhất. Ban đại diện cha mẹ HS tạo thuận lợi cho mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ HS để liên lạc với nhau tốt hơn, làm tăng tinh thần trách nhiệm của các bậc cha mẹ, khích lệ lao động sư phạm của GV và học tập của HS, chăm lo bảo vệ những quyền lợi của HS, của nhà trường và thông báo cho cha mẹ HS tất cả những gì liên quan đến GD, học tập của HS. Trong quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ HS, HT có vai trò là người đại diện của ngành GD, của GV, nhân viên nhà trường; người bảo vệ quyền lợi HS; dung hòa lợi ích chung của nhà trường với nguyện vọng riêng của cha mẹ HS; tổ chức việc tham gia của cha mẹ HS vào hỗ trợ nhà trường,
89
không chỉ giới hạn thông báo cho cha mẹ HS tham gia vào các công việc như đóng học phí, hội phí, tiền xây dựng mà họ còn làm những việc không thù lao, tham gia GD, sửa chữa phòng học, giúp đỡ HS khó khăn; tổ chức thông tin đến cha mẹ HS bằng cách tạo ra những tiếp xúc đều đặn, thường xuyên với các gia đình qua GV chủ nhiệm, qua ban đại diện cha mẹ HS. Đối với hoạt động của ban đại diện cha mẹ HS, cần tổ chức họp định kì (4 lần/năm) Để thông báo tình hình nhà trường, tình hình HS, đồng thời nắm tình hình học tập, rèn luyện của HS tại gia đình cộng đồng. Đặc biệt cần thống nhất những nhiệm vụ, nội dung biện pháp GD giữa nhà trường, gia đình trong từng học kì. Có thể tổ chức các hội nghị trao đổi kinh nghiệm, tư vấn về PP dạy con tự học, PP GD rèn kĩ năng sống cho HS, trang bị cho họ một số kiến thức cơ bản về GD gia đình, cách thức tổ chức quá trình học tập, cách thức rèn luyện cho HS tại gia đình, cộng đồng. Các chuyên gia tư vấn có thể là ban giám hiệu, GV, phụ huynh có hiểu biết, có kinh nghiệm trong việc dạy con, có điều kiện về thời gian và nhiệt tình với công việc. Tổ chức cho cha mẹ HS báo cáo điển hình về PP giúp con học tốt, cần chọn những phụ huynh có con chăm ngoan, học giỏi, đồng thời là những người có học vấn, có hiểu biết về lĩnh vực GD&ĐT, giàu kinh nghiệm thực tiễn. Phối hợp với ban đại diện cha mẹ HS để có thể kiểm tra, nắm tình hình HS tại gia đình, cộng đồng.
Hiệu trưởng phối hợp với tổ chức công đoàn thực hiện các biện pháp khuyến khích thi đua, xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh
Phân công rõ ràng, cụ thể cũng như chỉ rõ sứ mệnh của các tổ chức, đoàn thể về những nhiệm vụ mà họ phải đảm nhận.
Để phát huy tác dụng của các tổ chức, đoàn thể, nhà trường cần tạo điều kiện và động viên họ tham gia tích cực vào hoạt động GD. Tôn trọng các ý kiến đóng góp của họ về vấn đề xây dựng nhà trường, có biện pháp biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích trong việc GD HS. Đối
90
với những gia đình có con ngoan học giỏi, cần tham mưu với lãnh đạo địa phương, tổ chức biểu dương khen thưởng hoặc đưa tiêu chí GD con em vào việc xét gia đình văn hóa ở địa phương để tạo động lực mạnh mẽ cho loại hoạt động này.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua, chú trọng các tiêu chí nhằm khuyến khích và động viên các cá nhân, tập thể tích cực hoạt động nhằm đổi mới PPDH
Hiệu trưởng phối hợp với các tổ chức đoàn đội để giáo dục cho học sinh
Chú trọng phổ biến áp dụng một số chương trình của các tổ chức, đoàn thể…Tạo cho HS tham gia các hoạt động chính trị xã hội, phù hợp với lứa tuổi, để qua đó, rèn luyện kĩ năng, thái độ và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế; GD lòng ham hiểu biết thế giới tự nhiên - xã hội, sự say mê học tập nhằm hình thành những phẩm chất, năng lực học tập giúp cho HS tự tin trong cuộc sống và trở thành con người phát triển toàn diện.
Cần có sự liên hệ thường xuyên với các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội như: Đoàn thanh niên, Hội khuyến học,…để nắm bắt tình hình học tập của HS tại gia đình, cộng đồng, đặc biệt về thời gian và PP học tập tại nhà.Theo từng học kì, nhà trường có thể phối hợp với các tổ chức, đoàn thể đến thăm các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để động viên giúp đỡ các em vượt khó trong học tập.
Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường kiểm tra cũng như giám sát hoạt động của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường bằng nhiều hình thức như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề cũng như tham mưu và góp ý kịp thời.
Hiệu trưởng cần phối hợp với các lực lượng xã hội ngoài trường để giáo dục học sinh
91
Xã hội hóa GD làm cho sự nghiệp GD là của toàn xã hội, mọi người cùng làm GD, nhà nước và xã hội, TW và địa phương cùng làm GD, tạo ra phong trào học tập trong toàn dân. Xã hội hóa GD nâng cao trách nhiệm của mọi người đối với GD thế hệ trẻ, từng xã/phường thực hiện cơ chế Đại hội GD, tạo ra môi trường GD thống nhất, tích cực cho cả xã hội, gia đình, nhà trường; xã hội hóa GD cũng tăng thêm các nguồn lực, nhất là nguồn tài chính cho GD, động viên tinh thần và vật chất tạo ra động lực cho người dạy; khen thưởng HS giỏi, giúp đỡ HS khó khăn, khuyến khích các HS chăm học. Xã hội hóa GD gắn với đa dạng hoá các nguồn lực, nguồn đầu tư cho GD.
Sự phối hợp các lực lượng xã hội, xã hội hóa GD, một mặt là sự tham gia của xã hội với nhà trường trong hoạt động GD, mặt khác đòi hỏi ngành GD và nhà trường phải đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội là mối quan hệ hai chiều phải được quan tâm thường xuyên và giải quyết kịp thời theo hướng phát triển của xã hội