Biện pháp 4: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

8. Kết cấu luận văn:

3.2.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

sinh.

a) Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới công tác GD động cơ, thái độ học tập, bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện các kỹ năng tự học và PP nghiên cứu nói chung, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động học tập của HS.

b) Nội dung

Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một phương pháp nâng cao công hiệu DH mà còn là một mục tiêu DH. Khoa học - công nghệ đang biến đổi nhanh như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho HS PP học ngay từ đầu. Trong các phương pháp học thì then chốt là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, lập trường tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học,

82

khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, làm hiệu quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì thế, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình DH, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt sự tình phát triển tự học ngay trong trường phổ biến, không chỉ tự học ở hậu đường bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV.

c) Cách thực hiện biện pháp

Để cho việc tự học của HS có hiệu quả phải thực hiện các biện pháp sau:

Lập kế hoạch, đề ra biện pháp giúp HS có nhận thức đúng đắn và biến nhận thức đó thành thái độ phù hợp trong học tập, có niềm tin và sự hứng thú trong việc học. Coi trọng việc GD động cơ, thái độ học tập cho HS bằng con đường lấy nhân cách tác động vào nhân cách. Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự say mê, ham thích học tập của HS.

Chỉ đạo GV hướng dẫn cho HS lập kế hoạch tự học: Kế hoạch tự học cần nêu rõ mục tiêu phấn đấu, nội dung học tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ở trường và ở nhà, chính khóa và ngoại khóa, tiến độ công việc, lập thời gian biểu tự học. Yêu cầu các em dành thời gian thích đáng cho việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Hướng dẫn HS để sau mỗi tuần, các em tự đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa thực hiện được và nêu lên hướng khắc phục.

Thường xuyên hướng dẫn HS tự học có kế hoạch, có PP, hình thành thói quen tự học cho HS để thói quen đó trở thành nhu cầu tự nhiên của HS. Nhà trường, tổ chuyên môn cần chỉ đạo GV bồi dưỡng PP và kỹ năng tự học cho HS thông qua việc thiết kế bài học và cách thức tổ chức cho HS hoạt động trong giờ học; hình thành phương pháp tự học ngay trên lớp, tạo điều

83

kiện cho HS bộc lộ tư duy, khả năng diễn đạt của mình, rèn luyện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa vấn đề, phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức và điều khiển quá trình học tập, kỹ năng thực hành…Từ đó, tạo cho HS PP tự đọc sách, tài liệu ở nhà; biết chọn lựa tài liệu, sách báo, biết cách ghi chép những điều cần thiết.

Hình thành phương pháp tự học của HS thông qua việc yêu cầu HS tự giải quyết một chuỗi các tình huống có vấn đề được thiết kế, từ nội dung bài học theo từng chủ đề (con người và sức khỏe, xã hội hay tự nhiên). Các tình huống này phải đảm bảo tính vừa sức và thể hiện đầy đủ các bậc thang của mức độ nhận thức.

Thành lập nhóm học tập khoảng 4-6 em,trong đó có HS khá giỏi, HS yếu gần nhà để các em cùng bổ sung kiến thức. Các nhóm cần tranh thủ 15 phút sinh hoạt đầu giờ để kiểm tra bài lẫn nhau.

Yêu vầu GV bộ môn sau mỗi tiết dạy cần hướng dẫn HS cách đọc, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu và rút ra kiến thức cần thiết làm tăng vốn hiểu biết, hiểu sâu, rõ vấn đề khi tự học ở nhà.

Việc kiểm tra đánh giá theo xu hướng trên cũng phải được đổi mới. Khi đánh giá, GV chọn hình thức phù hợp với các hoạt động tự học của HS. Kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.

HT thông qua giờ học trên lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt theo chủ đề, chủ điểm; các hoạt động đoàn thể,… yêu cầu GV kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu, thực hiện các kỹ năng tự học mà nhà trường đã hướng dẫn thông qua các báo cáo thu hoạch của HS để có những điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tế.

84

Sau mỗi đợt sinh hoạt ngoài giờ như tham quan, cắm trại, tìm hiểu lịch sử văn hóa địa phương, cần cho HS làm báo cáo, thu hoạch, trao đổi, thảo luận để rèn luyện những kĩ năng, như: quan sát, phân tích, tổng hợp, khả năng phán đoán, đánh giá một vấn đề và đảm bảo độ sâu cần thiết về nhận thức các vấn đề nghiên cứu.

Phát động các đợt thi đua theo chủ điểm với các nội dung thi đua cụ thể nhằm thu hút HS vào học tập và các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích. Thông qua các đợt thi đua, HT và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thường xuyên động viên tinh thần học tập của HS bằng các hình thức khen thưởng rộng rãi, tiến hành thường xuyên, định kỳ hàng tuần, tháng.. và xây dựng những tấm gương điển hình học tốt, đó là những hình thức GD hết sức trực quan, sinh động đối với các em HS và có sức lan tỏa nhanh.

Hàng tuần, trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN hướng dẫn bầu chọn những cá nhân có nhiều tiến bộ nhất trong tuần để giới thiệu điển hình trước lớp và báo cáo danh sách HS về lãnh đạo trường. Tổng hợp từ các lớp, HT sẽ có được danh sách những HS tiêu biểu của toàn trường trong tuần để giới thiệu, biểu dương trong tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt dộng đổi mới phương pháp dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)