Tiêu chí thứ nhất: Sự ổn định của hệ thống chính trị (political

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

system).

Đối với các thể chế có tính lịch sử, tức là nó xuất hiện và biến mất thì tính ổn định có thể đơn giản được đo bằng khoảng thời gian nó tồn tại. Nhưng đối với một chế độ xã hội (một chế độ xã hội -

một thể chế "Liên tiến" như xã hội tư bản Mỹ, Pháp, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...) thì vấn đề không giản đơn như vậy. Ngay

cả khi chúng ta đo lường tính ổn định của một chế độ xã hội theo cách lấy thước đo sự tồn tại của chế độ đó được bao lâu theo những thông số xác định nào đó, thì chúng ta vẫn thấy rằng tất cả các chế độ xã hội đều tồn tại lâu hơn sự tồn tại của tất cả các hệ thống chính trị của mỗi chế độ xã hội.

Như vậy, tốt nhất là coi khái niệm "ổn định chính trị - xã hội" như là một khả năng mà một thể chế có thể kéo dài sự tồn tại của mình. Cũng có một khuynh hướng nghiên cứu khác coi khái niệm "ổn định chính trị" như là một khái niệm đa chiều, được tổng hợp lại từ những tư tưởng thường được sử dụng trong chính trị học so sánh như: Sự duy trì hệ thống, trật tự công dân, tính chính thống và tính hiệu quả. Điều chắc chắn là, khi bạo lực gia tăng ở mức độ cao, tính chính thống của thể chế đó bị hạ thấp và bộ máy nhà nước vận hành kém hiệu quả thì ít có khả năng duy trì một sự ổn định. Do vậy, có thể dùng tiêu chí này làm tiền đề để so sánh tính ổn định chính trị của mỗi xã hội và giữa các xã hội.

Cũng có trường hợp hiệu lực của một thể chế ở mức thấp, nhưng bạo lực có thể ở mức cao, mặc dầu vậy chế độ chính trị - xã hội vẫn bền vững. Điều này xảy ra khi nhà nước có một tiềm năng thúc đẩy được những mối liên hệ mạnh mẽ giữa những nhóm quyền lực trong xã hội, hoặc khi những nhóm chính trị, kinh tế, xã hội cơ bản không coi sự thay đổi thể chế là có lợi cho họ. (thí dụ, phải sử

dụng bạo lực trấn áp trong vấn đề bất ổn định ở Tây nguyên, nhưng chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta vẫn bền vững).

Có thể nói rằng: khái niệm về tính ổn định của các hệ thống chính trị - xã hội, mặc dù có thể cảm nhận được bằng kinh nghiệm, song đến tận bây giờ, khái niệm này vẫn chưa trở thành một luận điểm xuất phát có tính thuyết phục trong việc phân tích tính ổn định của một chế độ xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w