Nhóm các giải pháp phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 123)

- Phương hướng chung trong những năm đầu thế kỷ

3.2.1. Nhóm các giải pháp phát triển kinh tế xã hộ

- Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa và phục vụ xuất khẩu. Đưa kinh tế biển nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phát huy lợi thế của tỉnh và truyền thống thâm canh. Tiếp tục làm chuyển biến nhận thức và đầu tư chiều sâu để chuyển nhanh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, ưu tiên phục vụ xuất khẩu. Chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn: đưa một phần lao động nông nghiệp sang làm nghề phi nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp lúc nông nhàn. Xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành các cơ sở công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến trong nông thôn, thương mại, dịch vụ ở các thị tấn, thị tứ, Gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, sản xuất với thị trường, hình thành sự liên kết chặt chẽ nông - công nghiệp - dịch vụ - thị trường.

Tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hình thành một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung có tính đột phá, mở đường, ưu tiên phát triển nghề và làng nghề.

- Tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

và xây dựng các yếu tố của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực mạnh mẽ, phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế, mọi hình thức tổ chức kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, thực hiện công bằng xã hội.

Đẩy mạnh sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước: sáp nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thực hiện

cổ phần hóa, giao, bán, khoán cho thuê các doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Chính phủ. Hoàn thành việc chuyển đổi các hợp tác xã theo Luật. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo thuận lợi, thông thoáng về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính, thuế, đất đai, lao động để thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, phát triển cụm và cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Ưu tiên các ngành thu hút nhiều lao động, hàm lượng công nghệ - kỹ thuật cao, làm ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tiến hành quy hoạch, triển khai xây dựng các khu công nghiệp tập trung: phía tây thị xã, Tiền Hải, Diêm Điền và một số cụm công nghiệp ven quốc lộ. Chuẩn bị các dự án xây dựng cơ sở sản xuất sử dụng khí mỏ có quy mô lớn.

Phát triển làng nghề: hướng tới giải quyết việc làm cho khoảng 25 vạn lao động thiếu và chưa có việc làm. Cần thiết phải tiếp tục phát triển đa dạng các ngành nghề và làng nghề theo hướng: Vừa phát huy các nghề truyền thống hiện có, vừa mở rộng thêm các ngành, nghề mới với nhiều quy mô, trình độ khác nhau, nhằm khai thác triệt để tiềm năng lao động, thúc đẩy phân công lại lao động trên địa bàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định tình hình ở nông thôn, tạo bước chuyển biến mới về kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đẩy mạnh mục tiêu phấn đấu xây dựng "cánh đồng 50 triệu đồng) trong giai đoạn 2003 - 2010. Quan điểm chỉ đạo: Nghị quyết 08 của Ban chấp hành Tỉnh đảng bộ đề ra nhiệm vụ cho Đảng bộ và nhân dân Thái Bình trong việc xây dựng "cánh đồng 50 triệu đồng" nhằm tạo bước đột phá về hiệu quả sản xuất cao và giá trị thu nhập lớn trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân, là yêu cầu khách quan của một nền công nghiệp hiện đại, có hiệu quả cao trên cơ sở một nền nông nghiệp sinh thái, phát triển bền vững.

Quá trình xây dựng "cánh đồng 50 triệu đồng" phải gắn kết chặt chẽ với việc hình thành các vùng chuyên canh có khối lượng hàng hóa lớn, tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, bảo đảm sự liên kết hài hòa giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ và ổn định, bền vững để nhân ra diện rộng ở các cánh đồng khác của địa phương.

Cần tập trung chỉ đạo và đầu tư đồng bộ để phát triển mạnh cả nuôi trồng và đánh bắt, tổ chức lại việc thu mua, chế biến và tiêu thụ thủy, hải sản, đặc biệt chú trọng khâu thu mua, chế biến xuất khẩu.

- Phát triển kết cấu hạ tầng.

Tập trung đầu tư phát triển và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ thâm canh, tăng vụ, khai thác tiềm năng đất đai. Đẩy nhanh chương trình kiên cố hóa kênh mương. Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình đầu mối vùng nuôi, trồng thủy, hải sản. Tăng

cường củng cố hệ thống đê điều, kè, cống, bảo đảm phòng, chống lũ bão.

Phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải hoàn thành cầu Tân Đệ, nâng cấp quốc lộ 10, quốc lộ 39, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương xây dựng cầu Bo, cầu Vô Hối, cầu Trà Lý. Nâng cấp các tuyến đường 39B, đường 223, hệ thống đường giao thông đô thị, nông thôn, từng bước rải thảm nhựa atphan các trục đường tỉnh. Tiếp tục đầu tư xây dựng cảng Diêm Điền, bến cá Tân Sơn, Nam Thịnh, nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải.

Đầu tư xây dựng, cải tạo một số trạm điện 220 KV/110KV, trạm 110 KV, các tuyến đường dây để bảo đảm cấp điện ổn định, an toàn. Trước mắt, tập trung bàn giao xong lưới điện trung thế nông thôn, phấn đấu đến năm 2005 lưới điện của tỉnh tương đối hoàn chỉnh theo quy hoạch phát triển, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu điện năng cho sản xuất, đời sống.

Nâng cao chất lượng thông tin, mở rộng dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2005 đạt 3 máy điện thoại/ 100 dân, 100% xã, thị trấn có bưu cục khu vực hoặc nhà bưu điện - văn hóa xã. Tăng số lượng phát hành báo chí, phát triển mạnh việc ứng dụng tin học.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình phúc lợi xã hội.

Từng bước hoàn chỉnh hệ thống cấp, thoát nước, xử lý rác thải cho thị xã, thị trấn, thực hiện tốt chương trình nước sạch và vệ sinh

môi trường nông thôn. Phấn đấu đến năm 2005 có 10% số hộ đô thị được dùng nước máy, 70 - 80% số hộ nông thôn được dùng nước sạch.

Tiếp tục xây dựng, nâng cấp trường học, bệnh viện, trạm y tế, xây dựng nhà bảo tàng, nhà triển lãm thông tin tỉnh, tôn tạo khu di tích nhà Trần, các di tích lịch sử, văn hóa, nhà thi đấu thể thao, sân vận động tỉnh.

- Tập trung nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ mới vào sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống, trước hết là công nghệ sinh học,

công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản, thực phẩm, khai thác sử dụng khí mỏ để phát huy lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Tạo lập và phát triển thị trường khoa học - công nghệ: chú trọng bảo vệ sở hữu trí tuệ. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ thẩm định công nghệ, đánh giá tác động môi trường trong các dự án đầu tư, giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đổi mới hoạt động thương mại, dịch vụ gắn sản xuất với thị

trường, thị trường trong tỉnh với thị trường cả nước và thị trường nước ngoài, gắn hiệu quả kinh doanh với hiệu quả kinh tế - xã hội, giải quyết tốt quan hệ cung - cầu.

Quy hoạch, phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Phát huy tiềm năng du lịch tự nhiên, sinh thái, du lịch văn hóa, gắn

với tổng thể du lịch đồng bằng sông Hồng và cả nước, mở rộng dịch vụ quốc tế. Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao chất lượng công tác tài chính, tín dụng, ngân

hàng: Huy động tối đa các nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh, tăng tích lũy để đầu tư phát triển, tăng nguồn thu ngân sách. Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các Luật thuế, Luật ngân sách, Pháp lệnh kế toán, thống kê bảo đảm thu đúng, thu đủ quản lý sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Tăng cường công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh phải thực hiện tốt chức năng kinh doanh tiền tệ, huy động vốn và cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, chấn chỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.

- Xây dựng, đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát huy mọi nguồn lực, giải phóng sức sản xuất, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở chính sách của Nhà nước, nghiên cứu, xây dựng

và ban hành hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, thông thoáng phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Có chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài, vốn đầu tư, khoa học - công nghệ; chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến khích xuất nhập khẩu, phát triển

thị trường trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Tôn vinh, ưu đãi những tập thể, cá nhân có công phát triển ngành nghề mới, sản phẩm mới, tìm kiếm được thị trường tiêu thụ có hiệu quả cao. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người lao động được đào tạo lại, học nghề mới, tự tìm kiếm việc làm.

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền. Cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp cần quán triệt đầy đủ

mục đích, ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để động viên khuyến khích các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tham gia đầu tư trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi về các điều kiện cho các cơ sở sản xuất đầu tư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tập trung giải quyết nhanh chóng các thủ tục đền bù và bàn giao mặt bằng cho Ban quản lý khu công nghiệp.

Những giải pháp về văn hóa - xã hội

Phát huy các giá trị truyền thống văn hóa của Thái Bình là vấn đề đặc biệt quan trọng để tiếp tục tôn tạo mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa, đức tính lao động cần cù, siêng năng, tinh thần vượt khó, đức ham học hỏi vươn lên trước sự ràng buộc, hạn chế của hoàn cảnh, tinh thần cách mạng, sáng tạo, tình tương thân, tương ái "Lá lành đùm lá rách".

Dưới ánh sáng văn hóa của Đảng, với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa của nhân dân Thái Bình vừa có nét đẹp

truyền thống vừa tiếp thu nét đẹp văn hóa hiện đại. Ngay cả trong thời kỳ mất ổn định vừa qua người Thái Bình vẫn giữ được nét chung văn hóa của tính cố kết cộng đồng - tình đoàn kết trong nhân dân đấu tranh, khiếu kiện nhưng không đạp đổ, không chống chế độ mà chỉ nhằm vào những cá nhân quan liêu, cửa quyền, tham nhũng làm cán bộ nhưng xa dân, không hiểu dân…

Công tác giáo dục đào tạo, Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh cần tiếp tục quan tâm, coi đó là "quốc sách" hướng tới mục tiêu: "Nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho tỉnh và cho đất nước. Tỉnh đã tập trung cho củng cố xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị dạy và học ngày càng hiện đại. Đội ngũ giáo viên được ưu tiên tuyển chọn ngày càng chất lượng, đến nay cơ bản đã được chuẩn hóa. Đầu năm 2004 đã xây mới 645 phòng học, tăng 3,% so với cả năm học trước. Năm 2004 có 53 học sinh đạt giải quốc gia (thi giỏi các môn văn hóa toàn quốc) và 16 huy chương thể thao các loại. Các trường cao đẳng, dạy nghề được mở rộng quy mô về đào tạo, cơ sở vật chất và luôn đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập [56, tr. 6].

Ngành y tế kịp thời triển khai các chương trình phòng chống bệnh dịch nguy hiểm, chủ động nhiệm vụ xuất các giải pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, trang thiết bị ngày càng hiện đại.

Ngành văn hóa thông tin, phát thanh, truyền hình, báo chí đã có nhiều đóng góp trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng trong giai đoạn "mất ổn định" đã có những giải pháp khơi dậy văn hóa truyền thống, các ngày lễ hội, mang tính giáo dục ý thức, đạo đức trong cộng đồng dân cư.

Văn hóa thực sự đã hướng tới cơ sở, tác động vào cơ sở. Rà lại theo tinh thần nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và triển khai học tập Nghị quyết 10 - Ban chấp hành Trung ương khóa IX, người dân Thái Bình tự hào với việc mình đã làm được và tiếp tục đổi mới trong thời cơ, thách thức mới khi Nghị quyết 10 đi vào cuộc sống để nhằm vào việc xây dựng: 1- Con người văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 2- Xây dựng môi trường văn hóa; 3- Xây dựng hệ thống chính trị văn hóa; 4- nâng cao chất lượng các công trình nghệ thuật văn hóa; 5- Quản lý tốt thông tin đại chúng; 6- Xây dựng một xã hội học tập; 7- Bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa dân tộc; 8- Phát triển văn hóa các dân tộc; 9- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; 10- Đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội. .

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 114 - 123)