Những kết quả kinh tế chính trị

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 35)

Một vấn đề cơ bản để đánh giá tính ổn định chính trị - xã hội là hệ thống chính trị đó có tạo điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế và đời sống của các công dân hay không.

Những kết quả kinh tế - chính trị có thể được sử dụng như là những thước đo sự vận hành của hệ thống chính trị là: Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP, của con số thất nghiệp, của con số lạm phát, quy mô vay nợ của nhà nước (dĩ nhiên các vấn đề trên không thể đo lường hết sự vận hành của hệ thống). Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngược lại. Tức là, nếu dựa vào các chỉ số nói trên đôi khi lại không giải thích được là, tại sao đôi thi người ta phải chấp nhận một sự vận hành tồi (hoặc phải đi đường vòng)

trong một thời gian ngắn để vươn tới một sự vận hành tốt hơn trong một thời gian dài.

Các cuộc đình công, khiếu kiện đông người là một vấn đề đặc biệt phản ánh sự vận hành kinh tế - chính trị. Một mặt nó chỉ ra một bức tranh rối loạn trong sự vận hành kinh tế - chính trị, mặt khác, nó không đơn giản chỉ là sự phản ánh tình trạng kinh tế (chẳng hạn như vấn đề thất nghiệp).

Cần phải nhấn mạnh rằng: Các kết quả kinh tế - chính trị của một hệ thống chính trị nào đó không chỉ là sự phản ánh thực trạng bên trong hệ thống đó, mà nó còn có ảnh hưởng lan tỏa rộng ra các vùng lân cận (các quốc gia, các vùng...) và nếu không có giải pháp kịp thời, ảnh hưởng đó như một phản ứng dây chuyền, rất khó giới hạn (như phản ứng Domino).

Khi nghiên cứu sự vận hành của hệ thống chính trị, cần phải tập trung vào nghiên cứu những kết quả của sự vận hành hệ thống và coi đó như là những kết quả đo lường sự vận hành của hệ thống.

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến ổn định chính trị -xã hội xã hội

a) Nhân tố kinh tế

ổn định chính trị - xã hội là trạng thái xã hội mà ở đó có sự

phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, giữa kiến thức thượng tầng và cơ sở hạ tầng của xã

hội, tạo nên sự vận động theo hướng phát triển của chính trị - xã hội.

Học thuyết về hình thái kinh tế xã hội của Mác và Ăngghen chỉ rõ: xã hội là một chỉnh thể các yếu tố hợp thành bao gồm: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Các yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau. C.Mác đã nêu ra quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sự liên hệ và tác động lẫn nhau giữa những quan hệ kinh tế của xã hội và quan hệ chính trị tinh thần hình thành trên các quan hệ kinh tế đó qua mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. "Toàn bộ những quan hệ kinh tế ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thường tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó" [31, tr. 15].

Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là mối quan hệ biện chứng. Nó có thể phù hợp với nhau và có lúc, có giai đoạn nó không phù hợp với nhau trong thực tiễn.

Nếu sự thống nhất, sự phù hợp giữa chúng tạo nên sự ổn định, sự phát triển của xã hội. Ngược lại, nếu không phù hợp, không thống nhất giữa chúng sẽ dẫn đến bất ổn định, sự trì trệ, xã hội rối loạn.

Sự phù hợp giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thường tầng sẽ tạo ra sự phù hợp của nhân tố chính trị và nhân tố kinh tế. Lịch sử các xã hội có giai cấp đã chứng minh rằng, không có nền kinh tế nào mà lại không chịu chi phối điều tiết của chính trị, theo các hướng:

- Một là, theo hướng tích cực, chính trị đồng thuận với kinh

tế.

- Hai là, theo hướng tiêu cực. Khi đó chính trị là vật cản đối

với kinh tế, kìm hãm kinh tế phát triển.

- Ba là, chính trị có thể hạn chế phần nào phạm vi tác dụng

những khuynh hướng phát triển này hoặc có thể thúc đẩy khuynh hướng phát triển khác trong một chế độ của một chế độ chính trị - xã hội nhất định.

Sự tác động cùng chiều của chính trị với những yêu cầu khách quan của vận động kinh tế sẽ làm cho cả chính trị và kinh tế ổn định và phát triển. Lúc đó chính trị sẽ mở đường cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển sẽ góp phần củng cố hoàn thiện các yếu tố chính trị.

Giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, xã hội cũng thường xuất hiện sự phát triển cùng chiều của chính trị và văn hóa. Chính trị phát triển cùng chiều với văn hóa sẽ mở đường cho văn hóa phát triển. Văn hóa phát triển sẽ thúc đẩy cả chính trị, kinh tế phát triển.

Như vậy, tổng hợp sự phù hợp và phát triển cùng chiều của các nhân tố chính trị, kinh tế, văn hóa sẽ tạo ra trạng thái ổn định chính trị - xã hội.

b) Những nhân tố trên lĩnh vực chính trị - Nhân tố tư tưởng - Nhân tố tư tưởng

ổn định tư tưởng chính trị của xã hội thực chất là giữ vững sự thống trị về hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong xã hội, nền tảng tư tưởng, tinh thần của xã hội. Xét đến cùng, tư tưởng chính trị của giai cấp cầm quyền là định hướng cho lợi ích của giai cấp ấy. Các cuộc đấu tranh giai cấp trước hết diễn ra trên mặt trận tư tưởng. Sự rối loạn tư tưởng trở thành nhân tố của bất ổn định chính trị - xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề ổn định chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh thái bình thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w